Chỉ số VIX và ứng dụng khi giao dịch trên thị trường chứng khoán

Chia sẻ trên:    33290

Chỉ số VIX là gì ?

VIX (CBOE - Cboe Volatility Index) là chỉ số đo lường trạng thái biến động chung của thị trường chứng khoán, dùng để đo mức độ biến động dự kiến của 30 ngày tới trên thị trường chứng khoán, bằng việc sử dụng dữ liệu về quyền chọn từ 500 cổ phiếu công ty thuộc chỉ số này.  Chỉ số VIX được xây dựng bởi CBOE (Chicago Board Option Exchange) và VIX đo biến động trung bình từ một giỏ quyền chọn.

Nhà đầu tư nhìn dựa vào biến động của chỉ số này để dự đoán diễn biến kế tiếp của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, từ đó có những quyết định đầu tư phù hợp.

Chỉ số VIX cũng được xem là chỉ báo nỗi sợ hãi của nhà đầu tư, khi giá trị chỉ số VIX tăng lên thị trường có xu hướng điều chỉnh giảm và ngược lại, đặc biệt là tại các thị trường mới phát triển.

VIX là một trong những chỉ số được gọi là trái ngược. Nó cực kỳ hữu ích trong việc xác định liệu thị trường đã đạt đến một vị trí cực đoan theo cách này hay cách khác. Khi điều đó xảy ra, nó có xu hướng là một dấu hiệu chắc chắn rằng các thị trường sắp sửa đảo ngược. Khi đa số tin rằng một lần đặt cược là một điều chắc chắn, họ sẽ tiếp tục và theo đuổi lợi nhuận. Thật không may cho họ, thị trường thường sẵn sàng rẽ sang hướng khác khi họ nhảy vào một vị thế.

Từ đây, chúng ta có thể tổng hợp lại mối tương quan giữa VIX và thị trường chứng khoán:

  • Nếu chỉ số chứng khoán tăng và VIX cũng tăng thì khả năng sắp tới thị trường sẽ giảm, do giới đầu tư lo ngại và có thể bán ra.
  • Nếu chỉ số chứng khoán tăng nhưng VIX giảm thì xu hướng tăng của thị trường tiếp tục được hỗ trợ tốt.
  • Chỉ số chứng khoán đang giảm và VIX tăng nhưng chưa đạt đỉnh thì xu hướng giảm sẽ tiếp tục được duy trì. Khi VIX đạt đỉnh, việc đảo chiều sẽ xảy ra.
  • Nếu chỉ số chứng khoán giảm và VIX cũng giảm thì thị trường có thể bật tăng trở lại.

Mối tương quan này không phải lúc nào cũng đúng tuyệt đối do thị trường có thể bị các yếu tố cơ bản và kỹ thuật khác tác động.

 

Ứng dụng thực tế

Một nghiên cứu bao gồm các dữ liệu biến động trong quá khứ từ năm 1990 cho thấy chỉ báo VIX (Biểu đồ màu xanh) đi xuống, chỉ số S & P 500 (Biểu đồ màu cam) sẽ có xu hướng tăng lên. Thị trường đang trở nên cực kỳ lạc quan và tích cực. Ngược lại, khi diễn biến chỉ báo VIX tăng lên, cho thấy những biến động tăng lên dần, chỉ số S&P 500 sẽ có xu hướng suy giảm trở lại.

 

Chỉ số VIX trên thị trường chứng khoán

 

>> Có thể nhà đầu tư quan tâm:

Chỉ số RSI là gì? Ứng dụng để chọn cổ phiếu khỏe

Các công cụ phổ biến để xác định xu hướng: Chỉ số ADX và Đường trung bình động

 

Hoàng Trung Thông - Bộ phận chiến lược thị trường

Công ty cổ phần chứng khoán TP. Hồ Chí Minh HSC