Kiến thức
Mô hình tam giác là một trong những mô hình tiếp diễn thường gặp nhất trong giao dịch cổ phiếu. Theo cách thức hình thành và xu hướng trước đó, mô hình tam giác được chia thành mô hình tam giác đối xứng, tam giác hướng lên và tam giác hướng xuống. Dưới đây là một số lưu khi sử dụng mô hình này trong giao dịch.
Mô hình biểu đồ giá 'tam giác đối xứng là mô hình giá tiếp nối của xu hướng hiện tại, và hình thành xu hướng xuống và xu hướng lên, nhằm xác nhận xu hướng kế tiếp.
Hình thành mô hình
Mô hình này thể hiện 1 phạm vi thu hẹp giá giữa giá cao và thấp tạo thành một hình tam giác. Đặc điểm khác biệt chính của loại hình tam giác này là nó thường có một đường xu hướng giảm dần (mức kháng cự) kết nối các mức thấp và thấp hơn và một đường xu hướng tăng dần (mức hỗ trợ) kết nối các mức cao và cao dần. Các góc của đường xu hướng gần giống nhau.
Giao dịch
Mô hình này xác nhận sự dịch chuyển xu hướng trong trường hợp phá vỡ:
Mô hình tam giác đối xứng
Sau khi hình thành mô hình tam giác đối xứng, theo nguyên tắc, việc tăng hoặc giảm ít nhất tới mức mục tiêu, được tính như sau:
Giá mục tiêu = Giá từ điểm phá vỡ +/- chiều cao của mô hình (h)
Với chiều cao của mô hình được tính từ lúc giá bắt đầu hình thành mô hình cho tới điểm cao nhất của mô hình (được minh họa như trong hình).
Mô hình biểu đồ giá tam giác tăng dần là 1 sự tiếp nối của xu hướng hiện tại, và thường hình thành ở sự dịch chuyển hướng lên và xác nhận xu hướng kế tiếp.
Sự hình thành
Mô hình này thể hiện 1 phạm vi giá thu hẹp giữa giá cao và thấp tạo thành một hình tam giác.Đặc điểm khác biệt chính của loại hình tam giác này là nó thường có một đường xu hướng ngang (mức kháng cự ) kết nối các mức cao ở cấp độ gần và một đường xu hướng tăng dần (mức hỗ trợ) kết nối các mức thấp và lần lượt cao dần.
Giao dịch
Phá vỡ mức giá kháng cự (cộng với độ lệch nhất định có thể), thường xảy ra giữa ½ và ¾ chiều dài của mô hình, thì đây là một tín hiệu mua.
Giá mục tiêu
Sau khi hình thành mô hình tam giác tăng dần, theo nguyên tắc, việc tăng hoặc giảm ít nhất tới mức mục tiêu, được tính như sau:
Giá mục tiêu = Giá từ điểm phá vỡ + chiều cao của mô hình (h)
Với chiều cao của mô hình được tính từ lúc giá bắt đầu hình thành mô hình cho tới điểm cao nhất của mô hình (được minh họa như trong hình).
Mô hình tam giác tăng dần
Mô hình biểu đồ giá ''tam giác giảm dần'' là 1 sự tiếp nối của xu hướng hiện tại, và thường hình thành ở sự dịch chuyển hướng xuống và xác nhận xu hướng kế tiếp.
Sự hình thành
Mô hình này thể hiện 1 phạm vi thu hẹp giữa giá cao và thấp tạo thành một hình tam giác. Đặc điểm khác biệt chính của loại hình tam giác này là nó thường có một đường xu hướng giảm dần (mức kháng cự ) kết nối các mức thấp và thấp hơn và một đường xu hướng ngang (mức hỗ trợ) kết nối các mức thấp ở cùng cấp độ gần.
Giao dịch
Phá vỡ mức giá hỗ trợ (cộng với độ lệch nhất định có thể), thường xảy ra giữa ½ và ¾ chiều dài của mô hình, thì đây là một tín hiệu bán.
Giá mục tiêu
Sau khi hình thành mô hình tam giác đối xứng, theo nguyên tắc, việc tăng hoặc giảm ít nhất tới mức mục tiêu, được tính như sau:
Giá mục tiêu = Giá từ điểm phá vỡ - chiều cao của mô hình (h)
Với chiều cao của mô hình được tính từ lúc giá bắt đầu hình thành mô hình cho tới điểm cao thấp của mô hình (được minh họa như trong hình).
Mô hình cờ, mô hình chữ nhật và ứng dụng trong giao dịch cổ phiếu
Mô hình vai đầu vai và ứng dụng trong giao dịch cổ phiếu
Bùi Văn Huy- Bộ phận chiến lược thị trường
Công ty cổ phần chứng khoán TP. Hồ Chí Minh HSC
Các bài viết nổi bật nhất