Khối lượng giao dịch và các nguyên tắc sử dụng

Chia sẻ trên:    38025

Khối lượng giao dịch là gì?

Khối lượng giao dịch (KLGD) là biểu hiện cho dòng tiền đang hoạt động trên thị trường. KLGD tăng tức là dòng tiền được bơm vào thị trường, còn KLGD giảm là dòng tiền rút ra khỏi thị trường.

Khối lượng được xem là động lực để thúc đẩy đà tăng/giảm của giá. Bởi suy cho cùng, giá vận động được là nhờ vào dòng tiền, giá chỉ là kết quả của sự vận động của dòng tiền. Do đó, dòng tiền hay KLGD thường sẽ đi trước diễn biến của giá (ở đây chúng ta xét đến dòng tiền lớn).

 

Các nguyên tắc để sử dụng khối lượng giao dịch hiệu quả

Khi giá đang trong một xu hướng giảm thì việc dòng tiền tăng mạnh có thể là một dấu hiệu cho thấy chỉ số sắp có những nhịp hồi phục khi dòng tiền tham gia bắt đáy đang tích cực hơn.

Trong trường hợp giá đang trong xu hướng tăng thì việc dòng tiền tăng mạnh theo đà tăng của giá lại là một dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro đảo chiều (tạo đỉnh) bởi hiện tượng phân phối của các nhà đầu tư lớn.

Nếu giá đang trong nhịp tích lũy thì việc dòng tiền thu hẹp dần là một tín hiệu cảnh báo rủi ro đảo chiều. Và đột nhiên sau đó xuất hiện phiên bứt hẳn qua khỏi vùng giá tích lũy với KLGD lớn thì đây là sự xác nhận cho chúng ta biết giá sẽ mở ra một nhịp tăng/giảm mới.

Việc dòng tiền mạnh hay yếu sẽ được so sánh với ngưỡng trung bình của chúng. Có thể là trung bình 20 phiên hoặc 50 phiên gần nhất.

 

nguyên tắc khối lượng đi trước giá

 

Hình bên trên cho chúng ta thấy rõ chỉ số duy trì đà tăng rất mạnh nhưng kéo theo đó là KLGD cũng tăng theo và hầu hết những phiên này có KLGD đều đạt trên mức trung bình 50 phiên gần nhất. Đây là dấu hiệu báo hiệu chỉ số sẽ xuất hiện nhịp đảo chiều trong thời gian tới.

 

tìm hiểu nguyên tắc khối lượng đi trước giá

 

>> Có thể bạn quan tâm:

Vai trò của khối lượng trong lý thuyết Dow

Nhận biết phân phối đỉnh nhờ vào đột biến khối lượng

Sử dụng khối lượng để xác nhận xu hướng