Lý thuyết dow | Nguyên lý và ứng dụng thực tế trên thị trường

Chia sẻ trên:    23555

Lý thuyết dow | Nguyên lý và ứng dụng thực tế trên thị trường

Lý thuyết dow | Nguyên lý và ứng dụng thực tế trên thị trường

Lý thuyết Dow cực kỳ quan trọng trong việc phân tích kỹ thuật chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ giúp các nhà đầu tư nắm rõ 6 nguyên lý cơ bản trong lý thuyết của Charles Dow. Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành, các nguyên lý quan trọng, cũng như những nhược điểm của lý thuyết này.

I. Lý thuyết Dow là gì? Lịch sử hình thành và phát triển

Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow là nền tảng để các nhà đầu tư có thể nghiên cứu những biến động của thị trường tài chính. Charles Dow đưa ra lý thuyết này dựa vào nguyên tắc: Thị trường chứng khoán chính là một thước đo đối với một nền kinh tế.

Lý thuyết được Charles Dow sáng tạo ra

Lý thuyết được Charles Dow sáng tạo ra

Lịch sử hình thành và phát triển

Charles. H. Dow cha đẻ của lý thuyết Dow, người đã đưa ra khái niệm về “chỉ số giá bình quân” nhằm phản ánh xu thế chung của một số cổ phiếu đại diện cho thị trường. Hai loại chỉ số bình quân Dow-Jones được hình thành vào năm 1897 và vẫn còn cho đến cho đến ngày nay được Dow tìm ra và áp dụng trong các nghiên cứu của ông về xu thế chung của thị trường.

Lý thuyết Dow nhấn mạnh thị trường chứng khoán của một nước sẽ phản ánh tình hình kinh tế của đất nước đó. Các nhà đầu tư có thể giá cả trên thị trường tăng hay giảm nếu phân tích tổng thể chính xác và đầy đủ. Dù đã có lịch sử hơn trăm năm, lý thuyết này vẫn có ảnh hưởng tương đối lớn để  phân tích thị trường  tài chính.

II. Nguyên lý/ giả thiết của Lý thuyết Dow

1. Không ai có thể thao túng xu hướng chính của thị trường

Một khi xu hướng chính đã được thiết lập thì không ai có thể thay đổi được xu hướng này cho đến khi thị trường tự chuyển xu hướng chính của nó theo hướng ngược lại.

Sự thao túng có thể thực hiện trong xu hướng thứ cấp/ ngắn hạn, nhưng xu hướng chính là không thể bẻ gãy, thay đổi hoặc thao túng.

2. Mọi thứ đều được phản ánh vào giá cả

Thị trường phản ánh mọi thông tin. Mọi thứ đều phản ánh vào thị trường thông qua giá cả. Giá cả là con số chung phản ánh được sự kỳ vọng, sự sợ hãi và mong chờ của tất cả những đối tượng tham gia thị trường.

3. Lý thuyết Dow không phải công cụ hoàn hảo

Lý thuyết Dow đưa ra những nguyên lí và bản chất của thị trường và giúp  loại bỏ được những tâm lí cá nhân khi tham gia thị trường để có những nhận định đúng về thị trường. Tuy nhiên, khi dựa vào lý thuyết Dow bạn phải phân tích theo tiêu chí khách quan, không dựa trên những kỳ vọng của cá nhân để phân tích, sẽ làm phân tích trở nên lệch lạc.

lý thuyết dow

III. Ba xu hướng của Dow

Dow and Hamilton đưa ra 3 xu hướng giá như sau: xu hướng chính, xu hướng thứ cấpxu hướng ngắn hạn (còn gọi là xu hướng chính, xu hướng thứ cấp và xu hướng ngày).

1. Xu hướng chính kéo dài vài tháng đến vài năm

Xu hướng chính là những xu hướng lớn của thị trường và có thể tồn tại qua nhiều tháng hoặc nhiều năm. Những xu hướng này có khi là xu hướng tăng (bullish) có khi là xu hướng giảm (bearish). Một xu hướng một khi được thiết lập nó sẽ kéo dài cho đến khi xu hướng ngược lại được xác lập

2. Xu hướng thứ cấp kéo dài vài tuần đến vài tháng

Xu hướng thứ cấp là những xu hướng nằm trong lòng xu hướng chính. Trong xu hướng chính tăng sẽ có những xu hướng thứ cấp tăng và giảm nằm trong lòng nó. Trong xu hướng chính giảm sẽ có những xu hướng thứ cấp tăng và giảm nằm trong lòng nó. Điều đó có nghĩa là sẽ có những xu hướng thứ cấp ngược hướng với xu hướng chính.

3. Xu hướng ngắn hạn kéo dài vài giờ cho đến vài ngày hoặc một hai tuần

Thường là những diễn biến tăng/giảm đan xen trong xu hướng thứ cấp và chỉ mang tính ngắn hạn và nhanh trong sẽ thuận chiều theo xu hướng chính. Đây là những dao động trong thời gian ngắn (dài tối đa 3 tuần, hường chỉ dưới 6 ngày) mà theo như thuyết Dow đã nói đến, bản thân chúng không thực sự có ý nghĩa nhưng chúng góp phần tạo nên các xu thế trung gian.

IV. Khối lượng phải xác nhận xu hướng

Theo lý thuyết của Dow, các tín hiệu chính để mua và bán dựa trên biến động giá của các chỉ số. Khối lượng cũng được sử dụng như một chỉ báo phụ để giúp xác nhận những gì chuyển động giá.

Từ nguyên lý này, khối lượng sẽ tăng khi giá di chuyển cùng với xu hướng chính và giảm khi giá di chuyển ngược với xu hướng chính

► Trong một xu hướng tăng

  • Khối lượng sẽ tăng khi giá tăng và giảm khi giá giảm. Lý do cho điều này là xu hướng tăng cho thấy kỳ vọng của các nhà đầu tư sẵn sàng mua một tài sản với niềm tin rằng đà tăng sẽ tiếp tục.
  • Khối lượng thấp trong giai đoạn điều chỉnh báo hiệu rằng hầu hết các nhà giao dịch không sẵn sàng đóng vị thế của họ vì họ tin rằng đà của xu hướng chính sẽ tiếp tục.
  • Trong xu hướng tăng nhưng khối lượng yếu khi đi lên, đó là một tín hiệu cho thấy xu hướng tăng điểm đang bắt đầu tiêu tan. Nếu người mua bắt đầu rời khỏi thị trường hoặc biến thành người bán, rất ít khả năng thị trường sẽ tiếp tục xu hướng tăng

Trong một xu hướng giảm

  • Khi khối lượng tăng lên trong những phiên giảm, đó là một dấu hiệu cho thấy ngày càng nhiều người tham gia trở thành người bán hàng trên thị trường.
  • Trong xu hướng giảm nhưng khối lượng yếu dần, đó là một tín hiệu cho thấy việc áp lực bán đang yếu dần. Nếu người bán bắt đầu giảm dần áp lực bán hoặc biến thành người mua, rất ít khả năng thị trường sẽ tiếp tục xu hướng giảm.
  • Theo lý thuyết của Dow, một khi một xu hướng đã được xác nhận theo khối lượng, phần lớn tiền trên thị trường nên di chuyển theo xu hướng và không chống lại nó. Khối lượng và các chỉ số kỹ thuật có nguồn gốc từ nó chắc chắn là một số công cụ mạnh nhất để xử lý những người đề xuất của Lý thuyết Dow.

Hạn chế của lý thuyết Dow 

Trải qua hơn một thế kỷ, lý thuyết Dow vẫn có đứng vững, tuy nhiên lý thuyết này cũng tồn tại một vài điểm hạn chế.

Hạn chế của lý thuyết Dow

Một vài hạn chế của lý thuyết Dow 

Độ trễ lớn

Nguyên lý thứ 3 của Dow chia xu thế chính thành ba giai đoạn. Nếu các nhà đầu tư chỉ mua vào và bán ra ở giai đoạn bùng nổ (với xu thế tăng) và giai đoạn tuyệt vọng (với xu thế giảm) thì sẽ bỏ lỡ cơ hội khi biến động bắt đầu xảy ra.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu 

Lý thuyết Dow không phải lúc nào cũng đúng 

Lý thuyết của Dow bao gồm nhiều yếu tố như lạm phát, cảm xúc của nhà đầu tư hay lãi suất. Thế nhưng, tác giả lại bỏ quên những yếu tố như thiên tai, dịch bệnh, thực tế những yếu tố này lại tác động rất lớn đến giá cả trên thị trường.

Khó áp dụng khi giao dịch trung hạn và ngắn hạn

Lý thuyết Dow tập trung vào xu hướng chính nên các nhà đầu tư cần phải đợi đỉnh và đáy trở nên rõ ràng. Các nhà đầu tư sẽ tốn nhiều thời gian phân tích để tìm ra xu thế chính mà lại bỏ qua cơ hội đầu tư ngắn hạn và trung hạn.

Lý thuyết dow làm khó khăn cho nhà đầu tư khi xác định xu hướng

Lý thuyết Dow chia thị trường thành ba xu hướng là xu hướng chính, xu hướng phụ và xu hướng nhỏ. Xu hướng được hình thành do giá cả biến động trong một khoảng thời gian. Thế nhưng, giá cả luôn biến động liên tục nên các nhà đầu tư khó xác định chính xác được các xu hướng và có thể đưa ra những quyết định sai lầm.

Trên đây là tất cả những thông tin về lý thuyết dowHSC muốn chia sẻ đến nhà đầu tư. Nếu còn thắc mắc và đóng góp cho bài viết thì hãy để lại bình luận phía dưới để HSC cải thiện thêm chất lượng nội dung nhé!

>> Có thể nhà đầu tư quan tâm:

 

Hoàng Trung Thông - Bộ phận chiến lược thị trường

Công ty cổ phần chứng khoán TP. Hồ Chí Minh HSC