Thực hiện: Quý Nguyễn - Bộ phận: Chiến lược thị trường PCD Research
Vnindex kết phiên cuối tuần tăng nhẹ nhưng vẫn không thể giúp đồ thị nến tuần tránh khỏi sắc đỏ. Mặc dù đã xác định tuần giao dịch tiền đáo hạn phái sinh luôn căng thẳng với nhiều biên động rung giật có tần suất cao nhưng ảnh hưởng của yếu tố chu kỳ này vẫn khiến tâm lý giao dịch trở nên rất thận trọng. Nhiều cổ phiếu quay đầu điều chỉnh, sự phân hóa mạnh giữa các cổ phiếu cũng xảy ra nhưng quỹ đạo vận động tích cực của thị trường vẫn chưa bị ảnh hưởng. Nếu xâu chuỗi liền mạch 03 tuần giao dịch gần nhất, có thể thấy tuần điều chỉnh hiện tại phù hợp và cần thiết giúp thị trường có quãng nghỉ, cổ phiếu có điều kiện xác nhận lại các vùng hỗ trợ mạnh và nhà đầu tư có cơ hội để chọn lựa cổ phiếu tiềm năng nhưng ở mức giá chiết khấu. Hiện tại Vnindex dù rung lắc nhưng hệ thống hỗ trợ ngắn hạn tại 1215, 1200 và 1190 điểm đều chưa có dấu hiệu bị vi phạm vì vậy có thể thấy tuần điều chỉnh này nằm trong khái niệm "lành mạnh". Trong bối cảnh như vậy, giao dịch ngắn hạn chưa bị ảnh hưởng nhiều trong đó vị thế bán ngoại trừ nhu cầu chốt lời do đạt mục tiêu hoặc cơ cấu sang cổ phiếu tiềm năng thì áp lực bán là không lớn. Tuy nhiên với các vị thế mua mới, bối cảnh rung lắc của thị trường lại tạo ra các cơ hội tìm điểm thăm dò tốt đối với các cổ phiếu đang trong tầm ngắm cần giải ngân thay vì phải đua mua trong nhịp giá tăng rất bị động. Sự kiện 02 quỹ ETF ngoại chốt xong danh mục cơ cấu cũng khép lại tuần giao dịch nhiều kịch tính và phần nào giảm áp lực cho tuần sau với sự kiện đáo hạn phái sinh. Với đặc điểm của chu kỳ đáo hạn, VN30 và VN30f1m sẽ hội tụ mạnh nhất trong tuần tới do đó biến động và tác động của sự kiện này cũng được kỳ vọng giảm dần từ nay tới phiên thứ 5 tuần sau. Mức basis (độ lệch giữa VN30 và VN30f1m) đã thu hẹp chỉ còn +1,7 điểm là mức sẽ ít tạo thêm áp lực rung giật cho các phiên tới. Ngoài ra, số lượng hợp đồng mở qua đêm (OI) cũng đang giảm dần xuống quanh mức 40 nghìn cũng cho thấy mức độ căng thẳng giữa các hoạt động Long và Short đang hạ nhiệt. Như vậy, chiến lược giao dịch ngắn hạn vẫn ưu tiên canh các nhịp điều chỉnh tận dụng những rung giật còn lại của tuần đáo hạn phái sinh để tối ưu vị thế tích lũy cổ phiếu. Các danh mục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao dù chưa chịu nhiều áp lực bán ngắn hạn những cũng nên linh hoạt tái cấu trúc danh mục để tối đa hiệu suất đầu từ ngắn hạn và tự tin hơn với vị thế nắm giữ khi danh mục được xây dựng trên nền tảng là những cổ phiếu tốt với tiềm năng tăng trưởng mạnh.
Chú ý: Ngân hàng (CTG, ACB, STB, LPB, HDB, TCB, TPB, MBB), BĐS (CEO, NLG, KDH, IDC, IJC, KBC, TIP), Thực phẩm (SBT, ANV, TAR, GIL, IDI), Điện nước xăng dầu (NT2, VSH, POW, GEG, QTP, KHP), Tài nguyên cơ bản (HPG, HSG, KSB), CNTT (FPT, CMG, ELC, VGI), Hàng cá nhân & Gia dụng (PET, TNG, VGT, TLG, MSH), Bảo hiểm (BVH, PVI, VNR, MIG), Y tế (TNH), Hàng dịch vụ CN (REE, GMD, HHV, PVP, PVT, PHP, VTO, HAH, VTP), Dầu khí (PVS, PVD, PLX, PVC, BSR, OIL), Chứng khoán (VCI, HCM, SSI, VND, MBS), XD&VLXD (VGC, VCG, VCS, PC1, HT1, BCC, LCG, C4G, PTB, SZC), Hóa chất (DGC, DPR, PHR, LTG, PLC), Bán lẻ (MWG, DGW, PET).
Kịch bản long: Giá vượt kháng cự 1252. Điểm vào lệnh: 1252. Mục tiêu: 1262. Điểm cắt lỗ: < 1250
Kịch bản Short: Giá thủng hỗ trợ 1225. Điểm vào lệnh: 1225. Mục tiêu: 1200. Điểm cắt lỗ: > 1230
- Sự phân bổ dòng tiền không có nhiều khác biệt lớn so với phiên trước. Nhóm vốn hóa lớn gần như đứng yên cho thấy không có động thái tác động lên chỉ số trong khi dòng tiền thông minh đang hướng sang nhóm vốn hóa vừa để có nhiều sự lựa chọn ngắn hạn hơn. Với trạng thái đà tăng hiện tại, cấu trúc thị trường sẽ ít chịu nhiều ảnh hưởng đặc biệt là khi dòng tiền vẫn đang tập trung khá mạnh tại nhóm vốn hóa lớn sẽ giúp chỉ số có ít rủi ro bị rơi vào nhịp giảm.
THỐNG KÊ XÁC SUẤT ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
- Chỉ báo cung và cầu hạ nhiệt khá mạnh và nhanh chóng tiệm cận vào vùng giao dịch kém sôi động với tâm lý chủ đạo là quan sát và chờ đợi. Vùng dưới 10% được cho là vùng giá trị thể hiện sự suy yếu của các giao dịch ngắn hạn. Trong bối cảnh rung lắc thì sự thận trọng của các giao dịch là hiện tượng bình thường nhưng sẽ rất tốt nếu như khi thị trường phục hồi có đi kèm với sự bật tăng của chỉ báo sức mua ngắn hạn. Đây là diễn biến được kỳ vọng trong thời gian tới giúp xác nhận độ tin cậy của nhịp hồi phục mới.
Bức tranh thị trường đang được phân hóa lại theo hướng tích cực dần sau khi đã xảy ra nhịp điều chỉnh mạnh cách đây 02 tuần. Các nhóm ngành trong vùng tăng mạnh và hồi phục sẽ tiếp tục là tâm điểm chú ý của dòng tiền trong ngắn hạn điển hình như Thực phẩm, Công nghệ Thông tin, Bán lẻ, Tài nguyên cơ bản, Điện nước, Xăng Dầu Khí đốt, Hóa chất, Dịch vụ tài chính (Chứng khoán)…
TĂNG MẠNH Nắm giữ & Canh chốt lời
Nhóm cổ phiếu trong vùng Tăng mạnh thể hiện lợi thế hấp dẫn được dòng tiền ngắn hạn nhờ đó đà tăng giá được duy trì mạnh hơn so với thị trường chung. Thông thường các nhóm cổ phiếu trong vùng này sẽ có lợi thế dễ tăng giá cũng như giảm ít hơn khi thị trường chung điều chỉnh.
HỒI PHỤC Canh mua tích lũy
Vùng Hồi phục đại diện cho nhóm cổ phiếu vừa thoát ra khỏi nhịp giảm ngắn hạn và đang dần quay trở lại với các phiên hồi phục. Đây cũng có thể coi là nhóm tiềm năng nếu như có nền giá và dư địa dồi dào thì rất có thể trở thành nhóm thu hút mạnh được dòng tiền và tạo ra được đà tăng giá mạnh hơn trong giai đoạn kế tiếp. Đây sẽ là bài kiểm tra rất quan trọng đối với tất cả các ngành đang trong vùng Suy yếu.
Các nhóm trong vùng Suy yếu nên chú ý các ngưỡng hỗ trợ mạnh để thanh lọc lại danh mục.
GIẢM MẠNH Quan sát khả năng tạo đáy
Các nhóm ngành trong vùng này có thể sẽ là những nhóm đang chịu các áp lực điều chỉnh và cần tìm vùng hỗ trợ mới trước khi có thể hồi phục và tăng giá trở lại. Do đó đây cũng là khu vực tiềm năng cho các nhân tố đầu tư ứng cử cho nhịp sóng mới tiếp theo.