Thực hiện: Quý Nguyễn - Bộ phận: Chiến lược thị trường PCD Research
Chú ý: Ngân hàng (CTG, ACB, STB, LPB, HDB), Thực phẩm (SBT, ANV), Điện nước xăng dầu (NT2, VSH, POW), Ô tô phụ tùng (CTF), Tài nguyên cơ bản (HPG, HSG, KSB), Hóa chất (PLC, GVR, DPM, DCM, DGC), CNTT (FPT, CMG), Hàng cá nhân & Gia dụng (TCM, VGT, TLG, STK, MSH), Bảo hiểm (BVH, PVI, VNR), Hàng dịch vụ CN (REE, GMD, HHV, PVT, VTO), Dầu khí (PVS, PVD, PLX, BSR, OIL), Viễn thông (VGI), Chứng khoán (VCI, HCM, SSI, VND), XD&VLXD (VGC, VCG, VCS, PC1, HT1, BCC, LCG, C4G).
Kịch bản long: Giá vượt kháng cự 1060. Điểm vào lệnh: 1060. Mục tiêu: 1070. Điểm cắt lỗ: < 1055
Kịch bản Short: Giá thủng hỗ trợ 1050. Điểm vào lệnh: 1050. Mục tiêu: 1040. Điểm cắt lỗ: > 1055
- Rõ ràng xu thế rút ròng của dòng tiền trên thị trường đang tiếp tục. Sau mỗi phiên hồi nhẹ thì phiên sau mức rút ròng lại càng mạnh hơn. Hôm nay mức tụt giảm trên nhóm vốn hóa lớn tiếp tục ở rơi về mức thấp mới và rất có thể chuẩn bị vào giai đoạn "rũ bỏ" mạnh về vùng bán quá mức. Tuy nhiên do còn dư địa giảm cũng như chưa xác nhận được điểm đảo chiều xu thế nên sự sụt giảm của nhóm vốn hóa lớn cũng sẽ chính là dư địa điều chỉnh tiếp theo của thị trường. Trong nguy có cơ, nếu quá trình này càng diễn ra nhanh và mạnh thì cơ hội cho bên mua trở lại thị trường sẽ càng sớm hơn. Hiện nhóm vốn hóa vừa vẫn đang là vùng hút tiền nhất và cũng là nơi chịu áp lực lớn tiếp theo nếu như hiện tượng "rũ bỏ" của dòng tiền lan rộng hơn.
THỐNG KÊ XÁC SUẤT ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
- Cặp chỉ báo cung & cầu tiếp tục phân kỳ âm đồng thời có dấu hiệu mở rộng hơn cho thấy bên mua chưa quan tâm nhiều ở mức giá hiện tại trong khi sự nóng vội đang tăng lên ở nhóm giữ cổ phiếu. Cặp chỉ báo này đang ngày càng tiệm cận gần hơn với vùng "bán quá mức" nhưng nếu xu thế vận động chưa đảo chiều thì khó tránh khỏi tái diễn áp lực bán như hôm nay.
Cơ hội giao dịch trong ngắn hạn tiếp tục thu hẹp dần trong khi khẩu vị có tính đầu cơ vẫn thu hút mạnh dòng tiền càng làm gia tăng yếu tố rủi ro trong ngắn hạn. Dòng cổ phiếu vốn hóa lớn hầu hết đang suy yếu rõ rệt. Trong khi BĐS chìm ngày càng sâu và nhịp giảm thì Ngân hàng và Thực phẩm chưa xác nhận được xu thế hồi phục mới. Sự phân hóa này làm tương quan nhóm dẫn dắt không còn nhiều yếu tố tích cực và tác động trực tiếp tới xu thế thị trường. Xác suất đầu tư đang trở nên kém đi nếu như các diễn biến trên không sớm cải thiện. Ngoài các nhóm cổ phiếu đầu cơ đang nổi lên mạnh thì dòng tiền vẫn cho thấy sự hội tụ tại các nhóm dẫn dắt dòng tiền gồm Ngân hàng, Tài nguyên cơ bản (Thép), Dịch vụ tài chính (Chứng khoán), XD%VLXD, Dầu khí...
TĂNG MẠNH Nắm giữ & Canh chốt lời
Nhóm cổ phiếu trong vùng Tăng mạnh thể hiện lợi thế hấp dẫn được dòng tiền ngắn hạn nhờ đó đà tăng giá được duy trì mạnh hơn so với thị trường chung. Thông thường các nhóm cổ phiếu trong vùng này sẽ có lợi thế dễ tăng giá cũng như giảm ít hơn khi thị trường chung điều chỉnh.
HỒI PHỤC Canh mua tích lũy
Vùng Hồi phục đại diện cho nhóm cổ phiếu vừa thoát ra khỏi nhịp giảm ngắn hạn và đang dần quay trở lại với các phiên hồi phục. Đây cũng có thể coi là nhóm tiềm năng nếu như có nền giá và dư địa dồi dào thì rất có thể trở thành nhóm thu hút mạnh được dòng tiền và tạo ra được đà tăng giá mạnh hơn trong giai đoạn kế tiếp. Đây sẽ là bài kiểm tra rất quan trọng đối với tất cả các ngành đang trong vùng Suy yếu.
Các nhóm trong vùng Suy yếu nên chú ý các ngưỡng hỗ trợ mạnh để thanh lọc lại danh mục.
GIẢM MẠNH Quan sát khả năng tạo đáy
Các nhóm ngành trong vùng này có thể sẽ là những nhóm đang chịu các áp lực điều chỉnh và cần tìm vùng hỗ trợ mới trước khi có thể hồi phục và tăng giá trở lại. Do đó đây cũng là khu vực tiềm năng cho các nhân tố đầu tư ứng cử cho nhịp sóng mới tiếp theo.