Dòng tiền Luân chuyển - 26.06.2023

Dòng tiền Luân chuyển - 26.06.2023

Ngày: 26/06/2023

dòng tiền luân chuyển

Thực hiện: Quý Nguyễn - Bộ phận: Chiến lược thị trường PCD Research

DÒNG TIỀN ĐANG KÉN CHỌN HƠN

Khác với giai đoạn khởi phát sóng tăng, trong các phiên gần đây khẩu vị dòng tiền đang có sự thay đổi rõ rệt. Các nhóm vốn hóa vừa và nhỏ bắt đầu đối diện với sự phân hóa trong đó các cổ phiếu penny đang có chiều hướng bị dòng tiền rút lui khá mạnh đặc biệt là các doanh nghiệp chưa có cải thiện về KQKD trong các quý gần đây. Nhóm vốn hóa vừa cũng xảy ra hiện tượng tương tự tuy nhiên áp lực điều chỉnh có phần nhẹ hơn do vẫn có một số nhóm ngành đang có câu chuyện tăng trưởng nổi bật trong năm 2023 như lĩnh vực Dầu khí, Đầu tư công, Chứng khoán, Ngân hàng... Bức tranh thị trường đang dần được định hình lại trước thềm mùa KQKD Quý 2 và bán niên năm 2023. Trong đó, nhóm vốn hóa lớn và đặc biệt nhóm doanh nghiệp thuộc VN30 đang dần lấy lại được sự quan tâm của dòng tiền ngắn hạn. Sự vận động này có thể làm thay đổi định hướng đầu tư của các giao dịch ngắn hạn tuy nhiên đây là chuyển động tất yếu khi hướng đến các nền tảng cơ bản và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngoài ra, với các trọng số làm nền là nhóm cổ phiều VN30 thì nội lực của xu thế hồi phục sẽ được đánh giá là bền vững và bền bỉ hơn thay vì bị dàn trải trên diện rộng trong đó không ít tỷ trọng bị chia sẻ sang các nhóm cổ phiếu có yếu tố đầu cơ cao và thiếu yếu tố cơ bản. Phiên hôm nay là một ví dụ cụ thể cho sự phân hóa có chọn lọc của dòng tiền trong đó sự hỗ trợ từ nhóm vốn hóa lớn cũng như của lực cầu tại nhóm cổ phiếu có cơ bản đã giúp thị trường tránh được một pha "sẩy chân" trước ngưỡng cửa 1130 điểm. Các ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật cũng như chỉ báo định lượng đều vẫn ủng hộ cho xu thế vận động tích cực trong ngắn hạn khi hỗ trợ 1100 điểm và sự luân chuyển tích cực tại nhóm cổ phiếu dẫn dắt vẫn đang diễn ra một cách thuận lợi. Như vậy, nắm giữ cổ phiếu và quản trị rủi ro thật tốt cho danh mục là ưu tiên lớn nhất vào thời điểm này. Vị thế mua mới tiếp tục nên hạn chế do thị trường chưa xác nhận khả năng có thêm bứt phá mới để mở rộng dư địa tăng cũng như giảm bớt rủi ro đối với hoạt động giải ngân mới.

    Chú ý:  Ngân hàng (CTG, ACB, STB, LPB, HDB, TCB, TPB), BĐS (CEO, NLG, KDH, IDC, IJC), Thực phẩm (SBT, ANV, TAR), Điện nước xăng dầu (NT2, VSH, POW, GEG, QTP, KHP), Ô tô phụ tùng (CTF), Tài nguyên cơ bản (HPG, HSG, KSB), CNTT (FPT, CMG, ELC), Hàng cá nhân & Gia dụng (PET, TNG, VGT, TLG, MSH), Bảo hiểm (BVH, PVI, VNR, MIG), Y tế (TNH), Hàng dịch vụ CN (REE, GMD, HHV, PVP, PVT, PHP, VTO, HAH), Dầu khí (PVS, PVD, PLX, PVC, BSR, OIL), Viễn thông (VGI), Chứng khoán (VCI, HCM, SSI, VND, MBS), XD&VLXD (VGC, VCG, VCS, PC1, HT1, BCC, LCG, C4G, PTB), Hóa chất (LTG, PLC).

  • Phái sinh có chiến lược: Breakout

    Kịch bản long: Giá vượt kháng cự 1125. Điểm vào lệnh: 1125. Mục tiêu: 1140. Điểm cắt lỗ: < 1118
    Kịch bản Short: Giá thủng hỗ trợ 1115. Điểm vào lệnh: 1115. Mục tiêu: 1110. Điểm cắt lỗ: > 1118

  • Bên mua (Cầm tiền): Kiên nhẫn tận dụng nhịp chỉnh chờ giá về vùng hỗ trợ mạnh mới xem xét tích lũy dần. Đặc biệt chú ý các cổ phiếu đang thiết lập được nền giá với dư địa & reward/risk tốt. Tham chiếu đến diễn biến bán tại nhóm vốn hóa lớn để tính toán điểm xuất hiện và kết thúc đợt điều chỉnh.
  • Bên bán (Cầm cổ phiếu): Lọc các nhóm cổ phiếu quá yếu tận dụng các phiên hồi kỹ thuật để hạ bớt tỷ trọng. Những cổ phiếu có phản ứng tốt tại các ngưỡng hỗ trợ mạnh (MA20, đỉnh/đáy quá khứ), giá giảm nhưng với thanh khoản thấp thì nên giữ.

MỨC ĐỘ LAN TỎA CỦA DÒNG TIỀN THEO VỐN HÓA THỊ TRƯỜNG

- Chỉ có nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ vẫn đang chịu áp lực điều chỉnh đáng kể trong phiên hôm nay cho thấy dòng tiền đang thận trọng trở lại với các nhóm này. Tuy nhiên chỉ số thị trường sẽ ít chịu ảnh hưởng từ sự suy yếu của các nhóm này đặc biệt là khi dòng tiền vẫn vững vàng tại nhóm vốn hóa lớn.

THỐNG KÊ XÁC SUẤT ĐẦU TƯ NGẮN HẠN

- Chỉ báo sức mua duy trì trạng thái đi ngang sang phiên thứ 03 liên tiếp. Sự chững lại này khiến thị trường chưa thể xác nhận đối với các nỗ lực hồi phục ngắn hạn do đà tăng chỉ dựa trên lực cung yếu trong khi tâm lý mua vẫn chỉ ở mức hạn chế.

XU HƯỚNG NGÀNH

Cơ hội giao dịch trong ngắn hạn đang thu hẹp dần khi nhiều nhóm cổ phiếu đang chịu áp lực điều chỉnh. Tuy nhiên điểm tích cực đó là hiện tượng điều chỉnh đang ở mức nhẹ và chưa ảnh hưởng tới xu thế vận động ngắn hạn của cổ phiếu cũng như của ngành do đó thị trường cũng chưa bị kích hoạt các điểm bán đồng loạt. Nhóm vốn hóa vừa đang đối diện lực chốt lời mạnh nhất trên thị trường và sự phân hóa đang xảy ra mạnh hơn. Do đó các hoạt động giải ngân mới nên kiên nhẫn để quan sát để tận dụng các diễn biến điều chỉnh và tối ưu điểm giải ngân mới.

TĂNG MẠNH Nắm giữ & Canh chốt lời

Nhóm cổ phiếu trong vùng Tăng mạnh thể hiện lợi thế hấp dẫn được dòng tiền ngắn hạn nhờ đó đà tăng giá được duy trì mạnh hơn so với thị trường chung. Thông thường các nhóm cổ phiếu trong vùng này sẽ có lợi thế dễ tăng giá cũng như giảm ít hơn khi thị trường chung điều chỉnh.

HỒI PHỤC Canh mua tích lũy

Vùng Hồi phục đại diện cho nhóm cổ phiếu vừa thoát ra khỏi nhịp giảm ngắn hạn và đang dần quay trở lại với các phiên hồi phục. Đây cũng có thể coi là nhóm tiềm năng nếu như có nền giá và dư địa dồi dào thì rất có thể trở thành nhóm thu hút mạnh được dòng tiền và tạo ra được đà tăng giá mạnh hơn trong giai đoạn kế tiếp. Đây sẽ là bài kiểm tra rất quan trọng đối với tất cả các ngành đang trong vùng Suy yếu.

SUY YẾU Canh bán cơ cấu

Các nhóm trong vùng Suy yếu nên chú ý các ngưỡng hỗ trợ mạnh để thanh lọc lại danh mục.

GIẢM MẠNH Quan sát khả năng tạo đáy

Các nhóm ngành trong vùng này có thể sẽ là những nhóm đang chịu các áp lực điều chỉnh và cần tìm vùng hỗ trợ mới trước khi có thể hồi phục và tăng giá trở lại. Do đó đây cũng là khu vực tiềm năng cho các nhân tố đầu tư ứng cử cho nhịp sóng mới tiếp theo.