Thực hiện: Quý Nguyễn - Bộ phận: Chiến lược thị trường PCD Research
VNindex tiếp tục sụt giảm thêm hơn 18 điểm trong phiên đầu tuần, xóa đi toàn bộ nỗ lực hồi phục của ngày thứ 6 tuần trước. Đà giảm dường như chưa tìm được điểm hỗ trợ đủ mạnh và theo đà này các mục tiêu 1050 điểm và 1000-1015 sẽ sớm lần lượt được thử thách trong thời gian tới. Cấu thành nên nhịp giảm hiện tại có khá nhiều những yếu tố mạnh đến từ bên trong và ngoài thị trường. Các thị trường quốc tế đều đã rơi vào nhịp điều chỉnh mạnh trong đó Dow Jones bắt đầu từ Tháng 8/2023 trong khi Shanghai Composite của Trung Quốc thậm chí điều chỉnh sớm hơn từ Tháng 5/2023. Bối cảnh lạm phát cao làm chính sách lãi suất cao bị kéo dài, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đạt mức cao lịch sử và đồng USD đang trong đà tăng mạnh đẩy tỷ giá leo thang, xung đột tại Trung Đông chưa hạ nhiệt tác động mạnh lên giá dầu trong bối cảnh giá nhiều hàng hóa khác có dấu hiệu tăng trở lại như đường, gạo, phân bón, vàng... Trong nước vấn đề tỷ giá là có lẽ là tâm điểm chú ý lớn nhất của dòng tiền và dường như các biện pháp can thiệp thông qua phát hành tín phiếu chưa đủ hiệu quả để hạ nhiệt tỷ giá khiến tâm lý giao dịch lo ngại bối cảnh cùng kỳ năm 2022 lặp lại. Mặc dù tỷ giá cao có thể tạo lợi thế cho một số doanh nghiệp mạnh về hoạt động xuất khẩu tuy nhiên rủi ro ảnh hưởng tới mục tiêu kiềm soát lạm phát là khá rõ đặc biệt trong bối cảnh lãi suất đang điều hành theo hướng nới lỏng, bơm tiền vào trong lưu thông của nền kinh tế. Kỳ vọng có thêm các đợt hạ lãi suất đang bị chậm lại nhằm ưu tiên cho mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá trong ngắn hạn. Rõ ràng những khó khăn đan xen ngày càng phức tạp và khiến các đợt điều chỉnh trên thị trường chứng khoán chưa thể tìm được điểm cân bằng khi ngày càng nhiều nhóm cổ phiếu bị cuốn vào đà giảm kể cả những nhóm cổ phiếu khỏe nhờ hưởng lợi từ các yếu tố ngắn hạn như cảng biển, thủy sản, dệt may, phân bón... Các chỉ báo định lượng vẫn ghi nhận các đợt "khởi nghĩa" yếu ớt và sự thiếu đồng thuận của nhóm cố phiếu dẫn dắt trong đó nhóm Ngân hàng đang là nhóm vốn hóa lớn tiếp theo lấn sâu hơn vào nhịp giảm lần này. Trong kịch bản xấu, sự bĩ cực lên tới đỉnh điểm trong các giao dịch ngắn hạn có thể đẩy thị trường rơi vào trạng thái rũ bỏ trên diện rộng, trạng thái chiết khấu giá sâu có thể đẩy nhanh hơn quá trình tạo đáy nhờ triệt tiêu hoàn toàn lực cung tiềm năng. Sự miễn nhiễm của giá trước các thông tin xấu, biên độ giá thu hẹp theo hướng tích lũy chặt chẽ trên nền thanh khoản thấp có thể là những tín hiệu đầu tiền để các vị thế giải ngân mới tìm kiếm thời điểm quay lại thị trường.
Chú ý: Ngân hàng (CTG, ACB, STB, LPB, HDB, TCB, TPB, MBB), BĐS (CEO, NLG, KDH, IDC, IJC, KBC, TIP), Thực phẩm (SBT, ANV, TAR, GIL, VHC, ANV, IDI), Điện nước xăng dầu (NT2, VSH, POW, GEG, QTP, KHP), Tài nguyên cơ bản (HPG, HSG, NKG, KSB), CNTT (FPT, CMG, ELC, VGI), Hàng cá nhân & Gia dụng (PET, TNG, VGT, TLG, MSH), Bảo hiểm (BVH, PVI, VNR, MIG), Y tế (TNH), Hàng dịch vụ CN (REE, GMD, HHV, PVP, PVT, PHP, VTO, HAH, VTP), Dầu khí (PVS, PVD, PLX, PVC, BSR, OIL), Chứng khoán (VCI, HCM, SSI, VND, MBS), XD&VLXD (VGC, VCG, VCS, PC1, HT1, BCC, LCG, C4G, PTB, SZC), Hóa chất (DGC, DPM, DPR, PHR, LTG, PLC), Bán lẻ (MWG, DGW, PET).
Kịch bản long: Giá vượt kháng cự 1065. Điểm vào lệnh: 1065. Mục tiêu: 1085. Điểm cắt lỗ: < 1060
Kịch bản Short: Giá thủng hỗ trợ 1050. Điểm vào lệnh: 1050. Mục tiêu: 1035. Điểm cắt lỗ: > 1055
- Chỉ báo đà tăng tại các nhóm vốn hóa liên tục duy trì ở mức thấp. Dòng tiền đang cho thấy chiều hướng thoái lui và chưa có dấu hiệu cải thiện. Cơ hội giao dịch hiện tại là rất kém khi nhóm vốn hóa lớn chưa ủng hộ xu thế hồi phục trong khi nhóm vốn hóa vừa và nhỏ không có nhiều đại diện đủ mạnh và hấp dẫn.
THỐNG KÊ XÁC SUẤT ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
- Giao dịch tiếp tục suy yếu từ cả 2 phía mua và bán. Giao dịch èo uột không thể được coi là chỉ báo xác nhận xu thế tuy nhiên khi cơ hội hồi phục chắc chắn cần thanh khoản được tạo bởi sự xuất hiện của lực cầu chủ động. Khi cung và cầu đều về vùng thấp (<10%) xác suất xảy ra các nhịp bulltrap (bẫy tăng giá là rất cao) do đó các vị thế mua ngắn hạn nên chọn các nhịp điều chỉnh để tối ưu vị thế và các phiên hồi sẽ phù hợp để canh hạ tỷ trọng đối với nhóm cổ phiếu yếu kém để tái cấu trúc lại danh mục.
Bức tranh thị trường đang được phân hóa mạnh sau nhưng rung lắc và nỗ lực hồi phục gần đây. Các nhóm ngành trong vùng tăng mạnh và hồi phục có thể vẫn là tâm điểm chú ý của dòng tiền trong ngắn hạn điển hình như Dầu khí, Hóa chất, Bán lẻ, Công nghệ thông tin, Điện nước xăng dầu, ...
TĂNG MẠNH Nắm giữ & Canh chốt lời
Nhóm cổ phiếu trong vùng Tăng mạnh thể hiện lợi thế hấp dẫn được dòng tiền ngắn hạn nhờ đó đà tăng giá được duy trì mạnh hơn so với thị trường chung. Thông thường các nhóm cổ phiếu trong vùng này sẽ có lợi thế dễ tăng giá cũng như giảm ít hơn khi thị trường chung điều chỉnh.
HỒI PHỤC Canh mua tích lũy
Vùng Hồi phục đại diện cho nhóm cổ phiếu vừa thoát ra khỏi nhịp giảm ngắn hạn và đang dần quay trở lại với các phiên hồi phục. Đây cũng có thể coi là nhóm tiềm năng nếu như có nền giá và dư địa dồi dào thì rất có thể trở thành nhóm thu hút mạnh được dòng tiền và tạo ra được đà tăng giá mạnh hơn trong giai đoạn kế tiếp. Đây sẽ là bài kiểm tra rất quan trọng đối với tất cả các ngành đang trong vùng Suy yếu.
Các nhóm trong vùng Suy yếu nên chú ý các ngưỡng hỗ trợ mạnh để thanh lọc lại danh mục.
GIẢM MẠNH Quan sát khả năng tạo đáy
Các nhóm ngành trong vùng này có thể sẽ là những nhóm đang chịu các áp lực điều chỉnh và cần tìm vùng hỗ trợ mới trước khi có thể hồi phục và tăng giá trở lại. Do đó đây cũng là khu vực tiềm năng cho các nhân tố đầu tư ứng cử cho nhịp sóng mới tiếp theo.