Thực hiện: Quý Nguyễn - Bộ phận: Chiến lược thị trường PCD Research
Vnindex đã có một tuần giao dịch không thể nào tốt hơn trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ dài ngày. Tâm lý giao dịch nhờ đó cũng đang trở lại trạng thái tích cực, sự lo ngại và rè chừng về xu thế điều chỉnh đã được hàn gắn khá nhanh. Ngưỡng hỗ trợ 1200 điểm đang được củng cố như một vùng đệm ngắn hạn trong các trường hợp Vnindex đối diện các áp lực bán có thể sẽ sớm trở lại trong các phiên tới. Hiện tượng này không nguy hiểm mà thậm chí là cần thiết khi Vnindex đã lấy lại ngưỡng 1200 sau 04 phiên tăng liên tục trong tuần trước và chưa có bất kỳ nhịp kiểm tra nào. Ngoài ra với nhịp tăng nhanh tạo bởi yếu tố tiết cung là chủ đạo đồng thời thanh khoản đang giảm sâu dưới ngưỡng bình quân 20 phiên sẽ dễ dàng dẫn tới sự thiếu bền vững về xu thế hồi phục ngắn hạn. Do đó tuần giao dịch tới sẽ là thời điểm phù hợp để Vnindex xác nhận xu thế và sức mạnh thực sự của nhịp hồi hiện tại đặc biệt là khi thị trường sẽ trở lại với guồng giao dịch như thường lệ và không còn ảnh hưởng bởi tâm lý nghỉ lễ. Dưới góc nhìn định lượng, các biến động về dòng tiền và sức mạnh xu thế cũng đang được ghi nhận có sự biến chuyển nhanh theo hướng tích cực. Hầu hết các nhóm vốn hóa từ lớn tới nhỏ đều có sự tiếp nhận dòng tiền trong tuần qua và giúp cải thiện đáng kể số lượng cổ phiếu tăng giá. Đáng chú ý hơn đó là sự trở lại mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn cùng nhóm Ngân hàng đã giúp xu thế hồi phục có độ tin cậy và bền bỉ hơn, từ đó dễ dàng kích thích sự trở lại của các giao dịch ngắn hạn. Tuy nhiên, bối cảnh này có điểm bất lợi đối với các giao dịch mới và chưa có sẵn vị thế. Theo đó, nhiều nhóm cổ phiếu được cho là xuất sắc thì đã được kéo tăng tương đối nhanh và mạnh trong tuần qua khiến các yếu tố như nền giá, dư địa tăng đã bị giảm đáng kể tính hấp dẫn. Kết hợp với các diễn biến hồi phục có phần vội vàng tuần qua, cơ hội giao dịch mua mới cần chú ý hơn tới các điều kiện để thăm dò các cổ phiếu như yếu tố cơ bản có tiềm năng tăng trưởng và nền giá đang ở trạng thái tích lũy chặt chẽ. Như vậy, đối với vị thế mua mới việc kiểm soát chặt yếu tố cảm xúc và tuân thủ các tiêu chí giải ngân một cách nghiêm ngặt là rất quan trọng vào thời điểm này nhằm tránh xảy ra các giao dịch FOMO mua đuổi. Các vị thế đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao cũng nên tận dụng bối cảnh giao dịch để dịch chuyển danh mục sang nhóm cổ phiếu đang có đà tăng tốt và giảm bớt tỷ trọng tại nhóm cổ phiếu có sức bật yếu nếu không tận dụng tốt được đà hồi phục hiện tại của thị trường.
Chú ý: Ngân hàng (CTG, ACB, STB, LPB, HDB, TCB, TPB, MBB), BĐS (CEO, NLG, KDH, IDC, IJC, KBC, TIP), Thực phẩm (SBT, ANV, TAR, GIL, IDI), Điện nước xăng dầu (NT2, VSH, POW, GEG, QTP, KHP), Tài nguyên cơ bản (HPG, HSG, KSB), CNTT (FPT, CMG, ELC, VGI), Hàng cá nhân & Gia dụng (PET, TNG, VGT, TLG, MSH), Bảo hiểm (BVH, PVI, VNR, MIG), Y tế (TNH), Hàng dịch vụ CN (REE, GMD, HHV, PVP, PVT, PHP, VTO, HAH, VTP), Dầu khí (PVS, PVD, PLX, PVC, BSR, OIL), Chứng khoán (VCI, HCM, SSI, VND, MBS), XD&VLXD (VGC, VCG, VCS, PC1, HT1, BCC, LCG, C4G, PTB, SZC), Hóa chất (DGC, DPR, PHR, LTG, PLC), Bán lẻ (MWG, DGW, PET).
Kịch bản long: Giá vượt kháng cự 1230. Điểm vào lệnh: 1230. Mục tiêu: 1250. Điểm cắt lỗ: < 1225
Kịch bản Short: Giá thủng hỗ trợ 1220. Điểm vào lệnh: 1220. Mục tiêu: 1210. Điểm cắt lỗ: > 1215
- Đà tăng đang hồi phục mạnh trên tất cả các nhóm vốn hóa. Vốn hóa lớn vẫn là nhóm hồi phục mạnh nhất dẫn tới hỗ trợ chỉ số trường một cách tích cực. Nhóm vốn hóa vừa và nhỏ vẫn còn nhiều tiềm năng hưởng lợi nếu như nhóm vốn hóa lớn duy trì xu thế hồi phục như hiện tại. Theo đó cơ hội đầu tư trong ngắn hạn sẽ tiếp tục đa dạng với nhiều nhóm ngành luân chuyển hồi phục dần.
THỐNG KÊ XÁC SUẤT ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
- Sức mua ngắn hạn hồi phục và có dấu hiệu tạo xu thế tăng mới trong ngắn hạn. Đây là tín hiệu tốt cho thấy bên mua đang tự tin hơn với các quyết định giải ngân mới. Tuy nhiên do phân kỳ âm giữa cầu và cung vẫn còn do đó sức bật của các phiên tăng sẽ có những hạn chế về sức bền và độ mạnh. Khả năng xuất hiện những phiên hoặc nhịp điều chỉnh xen kẽ trong xu hướng tăng là khó tránh khỏi.
Bức tranh thị trường đang có sự phân hóa mạnh hơn bởi yếu tố KQKQ bán niên 2023 và áp lực chốt lời ngắn hạn. Các nhóm ngành trong vùng tăng mạnh và hồi phục sẽ tiếp tục là tâm điểm chú ý của dòng tiền trong ngắn hạn điển hình như Thực phẩm, Tài nguyên cơ bản, XD&VLXD, Dầu khí, Hóa chất, Dịch vụ tài chính (Chứng khoán)…
TĂNG MẠNH Nắm giữ & Canh chốt lời
Nhóm cổ phiếu trong vùng Tăng mạnh thể hiện lợi thế hấp dẫn được dòng tiền ngắn hạn nhờ đó đà tăng giá được duy trì mạnh hơn so với thị trường chung. Thông thường các nhóm cổ phiếu trong vùng này sẽ có lợi thế dễ tăng giá cũng như giảm ít hơn khi thị trường chung điều chỉnh.
HỒI PHỤC Canh mua tích lũy
Vùng Hồi phục đại diện cho nhóm cổ phiếu vừa thoát ra khỏi nhịp giảm ngắn hạn và đang dần quay trở lại với các phiên hồi phục. Đây cũng có thể coi là nhóm tiềm năng nếu như có nền giá và dư địa dồi dào thì rất có thể trở thành nhóm thu hút mạnh được dòng tiền và tạo ra được đà tăng giá mạnh hơn trong giai đoạn kế tiếp. Đây sẽ là bài kiểm tra rất quan trọng đối với tất cả các ngành đang trong vùng Suy yếu.
Các nhóm trong vùng Suy yếu nên chú ý các ngưỡng hỗ trợ mạnh để thanh lọc lại danh mục.
GIẢM MẠNH Quan sát khả năng tạo đáy
Các nhóm ngành trong vùng này có thể sẽ là những nhóm đang chịu các áp lực điều chỉnh và cần tìm vùng hỗ trợ mới trước khi có thể hồi phục và tăng giá trở lại. Do đó đây cũng là khu vực tiềm năng cho các nhân tố đầu tư ứng cử cho nhịp sóng mới tiếp theo.