Dòng tiền Luân chuyển - 31.07.2021

Dòng tiền Luân chuyển - 31.07.2021

Ngày: 30/07/2021

dòng tiền luân chuyển

Thực hiện: Nguyễn Văn Quý - Bộ phận: Chiến lược thị trường PCD Research

CHỜ GIÓ ĐÔNG !

 Tuần giao dịch vừa qua đánh dấu tuần hồi phục đầu tiên sau 03 tuần giảm liên tiếp. Phiên giao dịch cuối tuần được cho rằng đem đến làn gió mới cho giao dịch ngắn hạn khi giá, số lượng cổ phiểu hồi phục và thanh khoản đều tăng trở lại. Liệu có phải phiên "bùng nổ theo đà" đã xuất hiện như kỳ vọng của thị trường và đây là phiên kịch hoạt điểm bùng nổ điểm mua mới ?! Không thể phủ nhận những yếu cầu cho một nhịp phục hồi đang xuất hiện trong các phiên của tuần qua nhưng có một số các diễn biến được đánh giá sẽ có thể khiến nhịp hồi phục khác biệt so với các nhịp hồi trước đây. Đầu tiền là số lượng cổ phiếu hồi phục có tăng nhưng chưa xác nhận được dòng dẫn sóng. Ngày cả những cổ phiếu vốn hóa lớn cũng cũng mới chỉ dừng ở mức nâng đỡ chỉ số chưa chưa sáng giai đoạn kéo tăng chỉ số. Tiếp theo là nhóm cổ phiếu hồi phục đều tập trung vào nhóm vốn hóa vừa và khác với các "khẩu vị" của sóng trước khi có nhóm dẫn sóng lần này là BĐS, Bán lẻ, Cảng biển, Phân bón trong khi sự tham gia của nhóm Ngân hàng, Tài nguyên còn khá khiêm tốn. Cuối cùng, yếu tố thanh khoản được cho bùng nổ trong phiên cuối tuần lại chưa có sự thuyết phục do một phần phụ thuộc vào lượng lớn giao dịch của phiên cơ cấu danh mục của các quý ETF. Do đó thanh khoản nên được kiểm chứng trong các phiên đầu tuần để được xác nhận một cách công bằng và khách quan nhất. Ngoài ra, với số lượng nhóm cổ phiếu đã trở lại được tín hiệu tích cực trong ngắn hạn lên tới gần 60% cũng chứng tỏ sự lan tỏa của đợt hồi phục là rất đáng kể nhưng rõ ràng là vẫn chưa vào đúng trọng tâm mang tính quyết định, nhất là thiếu vắng sự dẫn dắt của nhóm vốn hóa lớn. Con số này cũng đi kèm một cảnh báo nếu dòng tiền không sớm thỏa mãn và xác nhận các yếu tố được nêu trên thì cơ hội đi xa hơn sẽ giảm xuống và sớm đối diện trở lại với áp lực điều chỉnh do bên Bán sẽ mất kiên nhẫn và tung hàng ra sớm hơn. Do đó trạng thái thị trường dù tích cực dần nhưng được đánh giá là sẽ phân hóa khá mạnh do dòng tiền vẫn ưu tiên những cổ phiếu có lợi thế cơ bản và tiềm năng tăng trưởng tốt hơn thay vì tự tin mở vị thế trên diện rộng và chưa dám sử dụng mạnh đòn bảy tài chính. Vấn đề sẽ vẫn nằm ở việc cải thiện được xác suất đầu tư, vị thế mua vì thế mà nên bám theo các đặc tính này của dòng tiền cùng với sự kết hợp các điểm mua kỹ thuật có mô hình, nền giá tích lũy chặt chẽ và dự địa tăng dồi dào để giải ngân. Dòng tiền không chờ cơ hội do đó các vị thế nắm giữ cổ phiếu quá yếu thì vẫn nên tận dụng lợi thế thị trường đang hồi phục để hạ tỷ trọng nhóm cổ phiếu yếu kém và nhanh chóng cơ cấu sang cổ phiếu có đà tăng tốt hơn để cải thiện hiệu suất đầu tư cho danh mục. 

    Chú ý:  Bán lẻ (MWG, DGW, FRT, HTM, PET), CNTT (FPT, CMG), BĐS (PDR, KDH, LHG, NLG, HDG, NTL), Ngân hàng (OCB, NVB, TPB, MSB), Điện nước Xăng dầu (PGV, BWE, TDM), Thực phẩm (VNM, MSN, MCH, QNS, KDC), Hàng & Dịch vụ CN (ACV, GMD, HAH, SGP, DVP, TCL, VTP, MSH),  XD&VLXD (VCS, CTR, PTB, DPG, PHC, CTR), Dầu khí (BSR, PVS), Hóa chất (GVR, DGC, DPM, DCM, LAS), Viễn thông (FOX), Bảo hiểm (BMI), Chứng khoán (SSI, VND, VCI, HCM).

  • Phái sinh có chiến lược: Mua thấp
    Kịch bản Long: Khi giá điều chỉnh về vùng 1436. Điểm vào lệnh: 1438. Mục tiêu: 1460. Cắt lỗ <1430.
    Kịch bản Short: Khi giá chỉnh thấp hơn vùng 1425. Điểm vào lệnh: 1425. Mục tiêu: 1400. Cắt lỗ: >1428.
  • Chứng quyền chứng kiến động lượng hồi phục của chỉ số VN30Index và tâm lý nhà đầu tư phái sinh đã có những sự cải thiện đáng kể. Đây là tiền đề giúp cho nhà đầu tư mạnh tay giải ngân hơn ở phía chứng quyền, lực mua theo tín hiệu và dòng tiền bắt đáy ngắn hạn chốt lời chạm mặt nhau, đẩy thanh khoản bùng nổ tăng hơn 30% lên trên 10 triệu đơn vị. Tuy nhiên một lần nữa số mã quyền mua tăng điểm trong phiên chỉ chiếm thiểu số (23/49), xác suất đầu tư vẫn ở mức thấp khi trạng thái hồi phục của thị trường là tăng trong nghi ngờ. Kỳ vọng đà hồi phục của thị trường tiếp diễn, nhưng ưu tiên giải ngân trên thị trường cơ sở.

  • Bên mua (Cầm tiền): Kiên nhẫn tận dụng nhịp chỉnh chờ giá về vùng hỗ trợ mạnh mới xem xét tích lũy dần. Đặc biệt chú ý các cổ phiếu đang thiết lập được nền giá với dư địa & reward/risk tốt. Tham chiếu đến diễn biến bán tại nhóm vốn hóa lớn để tính toán điểm xuất hiện và kết thúc đợt điều chỉnh.
  • Bên bán (Cầm cổ phiếu): Lọc các nhóm cổ phiếu quá yếu tận dụng các phiên hồi kỹ thuật để hạ bớt tỷ trọng. Những cổ phiếu có phản ứng tốt tại các ngưỡng hỗ trợ mạnh (MA20, đỉnh/đáy quá khứ), giá giảm nhưng với thanh khoản thấp thì nên giữ.

Chỉ báo đường Cầu và Cung tiếp tục hồi phục trở lại. Đáng chú ý là Cầu đanh nhỉnh hơn Cung điều này cho thấy Cầu đang chủ động hơn trong vai trò dẫn dắt xu thế thị trường ngắn hạn. Chỉ báo Đà lan tỏa nhóm vốn hóa lớn tiếp tục có tín hiệu hồi phục vượt trên đường MA10. Khi tín hiệu này được dùy trì tích cực thì thị trường có thể sẽ sớm có dòng tiền trở lại với nhóm vốn hóa lớn từ đó mới kỳ vọng có những tác động tích cực với chỉ số thị trường.

PHÂN BỔ TỶ TRỌNG THEO BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

- Chỉ báo Giá trị Danh mục với nhóm dùng hoặc không dùng margin đang cho tín hiệu hồi phục trở lại, ưu tiên canh các nhịp chỉnh để tăng dần tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu .

 

 

- Theo đó, nhóm không sử dụng margin được khuyến nghị mức nắm giữ cổ phiếu ở mức 42.5 % trên tổng tài sản.

- Đồng thời hệ thống cũng khuyến nghị tỷ lệ margin đang sử dụng hiện nên giữ ở mức 71% trên tổng sức mua tại HSC là 140%.

Tỷ lệ Margin trên hệ thống của HSC (trong TH các mã cho vay tối đa 50%)

  • Tỷ lệ Margin = 0: Nhà đầu tư chưa dùng đến vay nợ
  • Tỷ lệ Margin 0 - 140: Trạng thái bình thường
  • Tỷ lệ Margin > 140: Margin Call

XU HƯỚNG NGÀNH

Hôm nay là phiên tăng mạnh nhưng sự dịch chuyển tích cực nhất lại chủ yếu tập trung tại vùng Suy yếu. Cụ thể, nhóm ngành đang nằm trong vùng này đang dịch chuyển theo hướng tốt hơn mặc dù vẫn trong vùng Suy yếu gồm Ngân hàng, Dịch vụ tài chính (Chứng khoán), Tài nguyên (Thép), Dầu khí, Hóa chất. Đây đều là nhóm cổ phiếu đã giảm khá mạnh trong nhịp điều chỉnh vừa qua do đó diễn biến hôm nay có thể đánh dấu sự khởi sắc hơn của dòng tiền đối với nhóm cổ phiếu nóng này, đem lại một sự lan tỏa tốt hơn của dòng tiền trên thị trường. Điểm sáng nhất hôm nay đó là có ngành Bán lẻ đang trở lại vùng Tăng mạnh tuy nhiên đây không phải ngành dẫn dắt và có trọng số lớn với chỉ số do đó sẽ khó có động lực để hỗ trợ và nâng đỡ thị trường mạnh mẽ vào thời điểm này.

TĂNG MẠNH Canh chốt lời

Nhóm cổ phiếu trong vùng Tăng mạnh thể hiện lợi thế hấp dẫn được dòng tiền ngắn hạn nhờ đó đà tăng giá được duy trì mạnh hơn so với thị trường chung. Thông thường các nhóm cổ phiếu trong vùng này sẽ có lợi thế dễ tăng giá cũng như giảm ít hơn khi thị trường chung điều chỉnh.

HỒI PHỤC Canh mua tích lũy

Vùng Hồi phục đại diện cho nhóm cổ phiếu vừa thoát ra khỏi nhịp giảm ngắn hạn và đang dần quay trở lại với các phiên hồi phục. Đây cũng có thể coi là nhóm tiềm năng nếu như có nền giá và dư địa dồi dào thì rất có thể trở thành nhóm thu hút mạnh được dòng tiền và tạo ra được đà tăng giá mạnh hơn trong giai đoạn kế tiếp. Đây sẽ là bài kiểm tra rất quan trọng đối với tất cả các ngành đang trong vùng Suy yếu.

SUY YẾU Canh bán cơ cấu

Các nhóm trong vùng Suy yếu nên chú ý các ngưỡng hỗ trợ mạnh để thanh lọc lại danh mục.

GIẢM MẠNH Quan sát khả năng tạo đáy

 

Các nhóm ngành trong vùng này có thể sẽ là những nhóm đang chịu các áp lực điều chỉnh và cần tìm vùng hỗ trợ mới trước khi có thể hồi phục và tăng giá trở lại. Do đó đây cũng là khu vực tiềm năng cho các nhân tố đầu tư ứng cử cho nhịp sóng mới tiếp theo.