Thực hiện: Quý Nguyễn - Bộ phận: Chiến lược thị trường PCD Research
Phiên tăng điểm cuối tuần giúp thị trường dường như bừng tỉnh sau chuỗi ngày giao dịch ảm đạm. Sự đột biến về thanh khoản và điểm số chắc chắn gây tác động tích cực đến các giao dịch ngắn hạn tuy nhiên cơ sở để đánh giá độ bền vững cần được xem xét kỹ lưỡng. Cơ sở đầu tiền giúp nhịp hồi phục được kích hoạt đó là trạng thái cạn cung ngắn hạn đã chạm tới ngưỡng vì vậy không khó để xuất hiện những cú bật ngược trở lại. Thanh khoản đột biến trong phiên này nhưng nếu tính trên tổng thể tuần giao dịch thì vẫn là mức thấp khi dưới mức bình quân 20 tuần. Do đó để khẳng định dòng tiền đang đảo chiều và hướng trở lại thị trường sẽ cần thêm trạng thái thanh khoản cao đều đặn trong quá trình đi lên của chỉ số. Yếu tố quan trọng thứ 02 đó là dòng cổ phiếu dẫn dắt chưa được đánh giá cao. Sự bùng nổ của điểm số cuối tuần đến từ những dòng cổ phiếu không mang tính trọng số cũng như khả năng dẫn dắt mạnh mẽ. Ngoài ra, các tín hiệu "khóa đáy" quan trọng tại các nhóm vốn hóa lớn cũng chưa được xác nhận mà chỉ dừng ở mức ghi nhận sự bật hồi kỹ thuật. Cụ thể, nhóm Ngân hàng với các cổ phiếu dẫn dắt như VCB, BID, TCB, CTG hay nhóm Chứng khoán (SSI, VCI...) Thép (HPG, HSG...) đều chuyển động yếu trong phiên cuối tuần trong khi sự chú ý dòng tiền đều tập trung vào các đại diện kém "uy tín" hơn như MBB, HDB, VIB, ACB, MBS, SHS, NKG... Trong khi đó các dòng cổ phiếu phát tín hiệu tích cực và được chú ý từ sớm nhờ động lượng tốt thì đều là các dòng cổ phiếu vốn hóa vừa điển hình như Bán lẻ (MSN, MWG, FRT...), Hóa chất (DCM, DPM...), Dịch vụ hạ tầng Điện nước (GAS, REE, BWE...). Rõ ràng sự hồi phục của thị trường càng trở nên "nóng" và kém bền vững khi kết hợp với trạng thái FOMO trong phiên chờ đón điểm bùng nổ theo đà (FTD). Theo đó, "chất lượng" của nhịp hồi phục chưa được đánh giá tích cực và yếu tố bền vững cũng chưa được xác nhận. Các chỉ báo định lượng cũng đồng thuận với lập luận trên khi sức nóng của phiên cuối tuần đang đẩy nền giá cổ phiếu bật hồi quá nhanh, dư địa hồi phục thu hẹp khiến nhiều vị thế ngắn hạn sẽ nhanh chóng tiệm cận kháng cự mạnh và rủi ro rung lắc sẽ sớm diễn ra. Các nhóm cổ phiếu yếu kém đang trong xu thế giảm ngắn hạn càng dễ xảy ra áp lực bán sớm hơn so với nhóm cổ phiếu duy trì được trạng thái tích lũy tích cực và sẵn sàng tiếp tục nhịp tăng mới khi tiếp nhận dòng tiền trở lại. Như vậy, các giao dịch ngắn hạn đang đón nhận những tín hiệu cải thiện về xác suất đầu tư ngắn hạn của thị trường tuy nhiên mức độ bền vững và độ tin cậy chưa được đánh giá cao. Rung lắc có thế sớm tái diễn trở lại ở vùng kháng cự mạnh tại 1260-1270 điểm. Theo đó, để giao dịch hiệu quả và tối ưu bối cảnh mới, các vị mua mới có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu lên 50% và tập trung vào nhóm cổ phiếu có động lượng tốt với nền giá mua và dư địa tăng giá tích cực. Các cổ phiếu có yếu tố nội tại và tiềm năng tăng trưởng cơ bản tốt trong cách lĩnh vực Bản lẻ, Tiêu dùng, Tài chính, Thực phẩm sẽ là nhóm mục tiêu được ưu tiên cao nhất.
Hành động: Ưu tiên canh các nhịp chỉnh. Vị thế lướt sóng ngắn hạn có thể tăng tỷ lệ cổ phiếu lên 50% tổng tài sản.
Kịch bản Long: Giá vượt kháng cự 1290. Điểm vào lệnh: 1290. Mục tiêu: 1300. Điểm cắt lỗ: < 1287
Kịch bản Short: Giá thủng hỗ trợ 1285. Điểm vào lệnh: 1285. Mục tiêu: 1275. Điểm cắt lỗ: > 1287
- Dòng tiền trở lại có phần nhanh và mạnh đột biến. Tuy nhiên với chỉ 01 phiên là chưa đủ để khẳng đỉnh xu thế vận động của dòng tiền đã thay đổi và hình thành. Theo đó, trạng thái hiện diện của dòng tiền cần tiếp tục duy trì ở mức tích cực (>50%) trên tất cả các dòng cổ phiếu đặc biệt là nhóm vốn hóa lớn. Nhóm trụ nhận được dòng tiền và tăng giá thì chỉ số sẽ không khó để duy trì đà tăng của thị trường.
THỐNG KÊ XÁC SUẤT ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
- Trạng thái cầu & cung đã thấy đổi mạnh ngay trong phiên cuối tuần qua. Phân kỳ dương xuất hiện bất chấp lực cung cũng giá tăng cho thấy sức mua đang trở lại. Tuy nhiên mức tăng của bên Mua đang phát tín hiệu khá nóng dẫn tới hiện tượng hụt cầu khi chỉ số đối diện kháng cự mạnh là khó tráng khỏi do đó xác suất có nhịp rung lắc và điều chỉnh cũng sẽ sớm xảy ra hơn. Vị thế mua ngắn hạn nên tận dụng yếu tố này để tối ưu thời điểm giải ngân thay vi FOMO mua đuổi trong phiên tăng giá của cổ phiếu.
Nhóm Ngân hàng, Thực phẩm nổi bật trong vùng Tăng mạnh cho thấy sự hiện diện của nhóm ngành dẫn dắt có độ tin cậy khi thị trường hồi phục. Tín hiệu này nếu tiếp tục được duy trì thì nhịp hồi phục của thị trường có thể được kéo dài và bền vững hơn. Các nhóm Bán lẻ, Dầu khí, CNTT cũng đang là các nhóm có sức hút mạnh của dòng tiền trong ngắn hạn và cũng là mục tiêu nên chú ý của các vị thế mua mới hiện tại. Số lượng cổ phiếu trong vùng Hồi phục là rất lớn do đó cơ hội giao dịch trong ngắn hạn cũng trở nên đa dạng hơn và dòng tiền ngắn hạn rất cần điều này, tạo điều kiện cho các vòng luân chuyển tiếp theo của dòng tiền.
TĂNG MẠNH Nắm giữ & Canh chốt lời
Nhóm cổ phiếu trong vùng Tăng mạnh thể hiện lợi thế hấp dẫn được dòng tiền ngắn hạn nhờ đó đà tăng giá được duy trì mạnh hơn so với thị trường chung. Thông thường các nhóm cổ phiếu trong vùng này sẽ có lợi thế dễ tăng giá và rủi ro giảm ít hơn khi thị trường chung điều chỉnh.
HỒI PHỤC Canh mua tích lũy
Vùng Hồi phục đại diện cho nhóm cổ phiếu vừa thoát ra khỏi nhịp giảm ngắn hạn và đang dần quay trở lại với các phiên hồi phục. Đây cũng có thể coi là nhóm tiềm năng nếu như có nền giá và dư địa dồi dào thì rất có thể trở thành nhóm thu hút mạnh được dòng tiền và tạo ra được đà tăng giá mạnh hơn trong giai đoạn kế tiếp. Đây sẽ là bài kiểm tra rất quan trọng đối với tất cả các ngành đang trong vùng Suy yếu.
Các nhóm trong vùng Suy yếu nên chú ý các ngưỡng hỗ trợ mạnh để thanh lọc lại danh mục.
GIẢM MẠNH Quan sát khả năng tạo đáy
Các nhóm ngành trong vùng này có thể sẽ là những nhóm đang chịu các áp lực điều chỉnh và cần tìm vùng hỗ trợ mới trước khi có thể hồi phục và tăng giá trở lại. Do đó đây cũng là khu vực tiềm năng cho các nhân tố đầu tư ứng cử cho nhịp sóng mới tiếp theo.