Macro Watch 22.09.2020

Macro Watch 22.09.2020

Ngày: 22/09/2020

marcro watch

Nhận định xu hướng Thị trường

+ TTCK thế giới đang trong thời kỳ chốt lời khi thiếu đi các thông tin mới liên quan đến chính sách và các dữ liệu kinh tế mang tính đột phá và rủi ro tập trung lớn ở nhóm công nghệ. Các nhóm ngành được hưởng lợi từ chu kỳ kinh tế mới trong bối cảnh các NHTW thế giới tiếp tục nới lỏng tiền tệ quy mô lớn sẽ giúp thị trường hồi phục dần.

+ TTCK Việt Nam ghi nhận một tuần tăng điểm tích cực mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài và tự doanh vẫn tiếp tục bán ròng tại các cổ phiếu trụ. Thanh khoản của thị trường tiếp tục tăng cùng với các nhóm ngành trong các theme đầu tư chính vẫn tiếp tục hoạt động tốt. Các doanh nghiệp được cho là có kết quả kinh doanh quý 3 tốt sẽ là tâm điểm trong thời gian này.

(1) Giải ngân tại những nhịp chỉnh khi không xuất hiện thông tin kinh tế tiêu cực ở những cổ phiếu có triển vọng phục hồi KQKD năm 2020 và tầm nhìn 2021.

(2) Phân bổ tỷ trọng vào nhóm cổ phiếu mang tính chu kỳ có nền tích lũy và các cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao.

(3) Quan sát chuyển động nhóm trụ và dòng tiền ra/vào tại các quỹ ETF.

Nhóm cổ phiếu đáng chú ý: BĐS (VIC, VHM, VRE, KDH, NLG), Ngân hàng (VCB, CTG, HDB, TCB, ACB, MBB), CNTT (FPT), Viễn thông (VGI, CTR), Bán lẻ (MWG, PNJ, DGW,FRT), VLXD (HPG, BMP, HT1, KSB), Điện (REE, POW, PC1), BDS KCN (PHR, NTC, SZC, VGC, GVR,KBC) Thực phẩm (VNM, MSN, SAB, GTN), Dầu khí (PVD, PVS, GAS, PVB), Cảng biển (VSC, GMD), Thủy sản (VHC, MPC), Dệt may (TCM), Phân bón (DPM, BFC, DCM), Chứng khoán (HCM, SSI, VCI)

 

Áp lực lạm phát đang giảm, dự kiến lạm phát 2020 ở mức 3.7%

macro watch

Nguồn: SBV, CEIC, HSC phân tích

PE ratio

Nguồn: Finpro

Điểm tin trong tuần

Thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục chịu áp lực chốt lời trong bối cảnh thiếu đi các thông tin mới có tính đột phá, nhưng xu hướng hồi phục kinh tế vẫn đang là tâm điểm với các chính sách và dự báo kinh tế mới được công bố:

+ Số ca lây nhiễm Covid-19 vượt mốc 31.2 triệu người với số ca tư vong lên đến trên 965 nghìn ca. Nga tuyên bố sẽ bán rộng rãi thuốc điều trị Covid-19 trong tuần tới và Mỹ có thể sẽ phê duyệt một loại vaccine chống Covid-19 trong vài tuần tới và một số lượng hạn chế sẽ được cung cấp cho các đối tượng ưu tiên ngay trong tháng 11 và 12/2020.

+ Tại cuộc họp diễn ra trong tuần vừa qua, chủ tịch Fed công bố việc sẽ giữ nguyên chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn với mặt bằng lãi suất thấp kéo dài đến năm 2023 để hỗ trợ nền kinh tế hồi phục hậu đại dịch. Trọng tâm tiếp tục nằm ở chính sách sẵn sàng đẩy lạm phát lên trên mức mục tiêu dài hạn 2% trong một khoảng thời gian nhất định cho đến khi thị trường lao động hoàn toàn hồi phục. Điểm sáng của dự báo kinh tế cập nhật lần này là việc tăng dự phóng GDP của Mỹ trong năm 2020 từ mức -6.5% lên mức -3.5% và tỷ lệ thất nghiệp cải thiện ở mức 7.6% thay vì mức 9.3% đưa ra hồi tháng 6. 

+ Các dữ liệu kinh tế vĩ mô Mỹ vẫn cho thấy xu hướng hồi phục với số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu theo tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3 xuống còn 860 nghìn đơn, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 0.4% so với tháng trước. Doanh số bán lẻ ghi nhận tháng thứ 4 liên tiếp tăng trưởng dương ở mức 0.6% so với tháng trước, nhưng ngành dịch vụ vẫn chịu áp lực lớn khi số ca lây nhiễm tại Mỹ vẫn tăng và sẽ chỉ có thể tăng mạnh đến khi vaccine được sử dụng rộng rãi.

+ Tâm điểm kinh tế trong tuần qua còn nằm ở các thông tin tích cực liên quan đến thương vụ Oracle trở thành công ty lưu trữ tất cả các dữ liệu người dùng Mỹ và Walmart là đối tác thương mại tại Mỹ của TikTok. Đây được coi là một trong những thương vụ nổi bật trong nỗ lực hạn chế sức ảnh hưởng của các đại gia công nghệ Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến việc bảo mật thông tin được coi là rủi ro an ninh quốc gia của Tổng thống Trump. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang cho thấy sự nhượng bộ đáng kể với Mỹ khi tích cực mua vào lượng lớn các mặt hàng nông sản của Mỹ theo như cam kết của Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 từ 1/9/2020 và dẫn đến giá đâu nành tiếp tục tăng mạnh.

+ Ngày 16/9, Nhật Bản đã chọn được tân Thủ tướng mới ông Yoshihide Suga thay thế ông Abe từ chức trước đó vì lý do sức khỏe. NHTW Nhật Bản quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu nới lỏng để hổ trợ nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. BOJ sẽ tiếp tục thực hiện chương trình mua vào tài sản không giới hạn TPCP và các chứng chỉ quỹ ETF tối đa $114 tỷ /năm.

-  Giá vàng có một tuần biến động cùng với các tuyên bố của Fed và vẫn đang tích lũy trên $1.930/ounce. Mặt bằng lãi suất thấp và lạm phát tăng trong xu hướng hồi phục kinh tế hậu Covid-19 sẽ là những lý do khiến giá vàng vẫn nằm trong xu hướng tăng dài hạn.

-  Giá dầu bật tăng mạnh 10% trong tuần qua sau khi Arab Saudi hối thúc các nước thực hiên đúng cam kết cắt giảm sản lượng dầu và sự gián đoạn tạm thời đối với một số khu vực sản xuất và cung ứng dầu do bão Sally gây nên. Dự trữ dầu thô tại Mỹ ghi nhận giảm -4.4 triệu thùng trong tuần qua.

+ Việt Nam tiếp tục duy trì ngày thứ 18 liên tiếp không có các ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng và quyết định mở cửa trở lại dần các đường bay quốc tế với các phương án cách ly và thu phí cụ thể  từ 15/9 và chuẩn bị chương trình kích cầu du lịch nội địa giai đoạn 2 nhằm giải cứu ngành hàng không và khách sạn.

+ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam xuống 1.8% tương đương mức giảm 2.3 điểm phần trăm so với dự báo tháng 6 do tác động kéo dài của Covid-19 đến cầu tiêu dùng và sẽ hồi phục mạnh trong năm 2021 ở mức 6.3%. Chính phủ Việt Nam đặt ra mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế và phòng chống dịch với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2021 đạt 6-6.5%.

+ Mặc dù xảy ra làn sóng dịch thứ 2 trong tháng 8, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý 3 ở mức 2.53% và cả năm 2020 đạt 2.5% với động lực lớn đến từ tăng trưởng mạnh xuất khẩu và đẩy nhanh giải ngân đầu tư công trong 9 tháng đầu năm. Việt Nam tiếp tục là quốc gia được hưởng lợi lớn từ dòng vốn chuyển dịch sản xuất trên thế giới với nhiều tên tuổi lớn trong nhóm ngành công nghệ tiếp tục muốn mở rộng sản xuất và các trung tâm nghiên cứu lớn như Petragon, Foxconn, LG…

+ Tỷ giá VND tiếp tục duy trì ổn định nhờ thặng dư cán cân thương mại cao và dự trữ ngoại hối liên tục tăng, và theo dự báo của chúng tôi, tỷ giá VND có thể ở mức quanh VND23.175 và VND23.350 trong năm 2020 và 2021.


Triển vọng ngành & Upside - 1 năm 

Upside CP
Triển vọng Ngành
<0% 0%-10% 10%-20% >20%
Tích cực: Bán lẻ, Công nghệ thông tin, Ngân hàng, BĐS, VLXD, thực phẩm, phân bón DGW BID FRT CRE HSG VCB CTG VIB TPB EIB VPB QNS SAB DPM PHR VGC BMP PNJ HDB HPG ACB VNM FPT PNJ VRE VIC LTG MWG MBB TCB LPB KBC KDH NLG VHM CII
Khả quan: săm lốp, điện, cảng, bảo hiểm, hóa chất, dược, cảng, vận tải, xăng dầu khí đốt GAS PLX VSC GMD PPC AAA PVT OIL ACV BVH DRC POW
Trung lập: CK, thép, XD, dược, cao su, dệt may, thủy sản,ôtô, dầu khí VEA CTD HBC DPR VHC MPC TCM HCM SSI PVS PVD STK 
Tiêu cực: Hàng không   HVN VJC     


Giá hàng hóa cơ bản

 

  Giá hiện tại Vs 1 tháng trước Forward 1 tháng
WTI 41.11 -3.5% n.a
BRENT 43.15 -3.9% n.a
Khí 2.05 -12.8% n.a
Vàng 1,950.35 0.2% n.a
Thép-HRC 549.00 22.3% 7.7%
Quặng sắt 127.09 22.3% -4.77%
Phân Ure 274.00 7.7% -5.29%
BDI 1,296 -14.6% n.a
Sữa gầy 100.13 -4.6% 6.1%
USD/VND 23,168 0.0% n.a
EUR/USD 1.18 -0.2% n.a


Danh mục cơ bản

STT Upside* % tháng
1 VNM 9.4% 9.3%
2 HPG 11.3% 6.4%
3 TCB 17.9% 8.7%
4 REE 17.1% 14.3%
5 NLG 21.1% 5.9%
6 MBB 37.6% 10.3%
7 VPB 16.6% 9.2%
8 KBC 24.5% 1.5%
       
       
* kỳ vọng 1 năm    


Cập nhật lợi nhuận DN

2020F (đơn vị: nghìn tỷ đồng)
DT LNST P/E*
VNM 61.7 11.4                                           19.8
SAB 28.0 3.8                                           31.6
MWG 111.3 3.6                                           10.6
PNJ 16.2 1.0                                            15.1
HPG 83.8 9.5                                            9.0
VPB 37.3 10.6                                            6.7
TCM 3.3 0.2                                            8.5
BVH 38.2 1.2                                           31.5
CRE                               1.56                                            0.53                                            7.4
Nguồn: Báo cáo phân tích HSC     *forward

Miễn trừ trách nhiệm: Báo cáo này chỉ được cung cấp nhằm để tham khảo, được đưa ra dựa trên một số giả định và điều kiện thị trường tại ngày của báo cáo và có thể thay đổi mà không được thông báo. Mặc dù tất cả thông tin trình bày trong báo cáo này được thu thập hoặc phát triển từ nguồn thông tin mà HSC cho là đáng tin cậy, (các) tác giả của báo cáo này và HSC không đưa ra bất kỳ tuyên bố hay bảo đảm nào về sự chính xác, tính trung thực hay sự đầy đủ của các thông tin đó. HSC không chịu bất kỳ trách nhiệm thuộc bất kỳ loại nào phát sinh từ hay liên quan đến việc sử dụng hay dựa vào thông tin hay ý kiến trình bày trong báo cáo này.