Thực hiện: Quý Nguyễn - Bộ phận: Chiến lược thị trường PCD Research
Chú ý: Bán lẻ (MWG, FRT, DGW, PET, HTM), XD&VLXD (CTR, VGC, VCS), Ngân hàng (VPB, EIB, NVB), Hàng & Dịch vụ CN (VEA, REE, GMD, VSC, TCL, SGP), Điện nước Xăng dầu (GEG, NT2, HND, QTP, BWE, TDM), Dầu khí (BSR, OIL, PVD, PVS), Dịch vụ Du lịch & Giải trí (VJC, HVN, SCS, OCH), Viễn thông (VGI), Chứng khoán (VND, FTS, EVF, BCG, ORS), Thực phẩm (QNS, SBT), BĐS (NVL, NLG, DIG, IDC, CEO), Tài nguyên Cơ bản (MSR, HPG, HSG, NKG), CNTT (FPT, CMG, SGT, SRA, ELC), Viễn thông (VGI, FOX), Hóa chất (DDV, PLC, AAA, PHR), Hàng cá nhân & gia dụng (PNJ, VGT, MSH, TCM, STK), Bảo hiểm (PVI, BVH, VNR, BMI, BIC, MIG), Ô tô phụ tùng (TCH, CTF, DRC, HHS, HAX).
Kịch bản Long : Giá chạm hỗ trợ 1490. Điểm vào lệnh: 1490. Mục tiêu: 1510. Điểm cắt lỗ: 1485.
Kịch bản Short : Giá chạm kháng cự 1510. Điểm vào lệnh: 1510. Mục tiêu: 1490. Điểm cắt lỗ: 1515.
- Sự lan tỏa của dòng tiền hôm nay có sự thay đổi tích cực khi nhóm vốn hóa đang tăng trở lại và điều này ngay lập tức tác động lên chỉ số đặc biệt là VN30. Tuy nhiên chỉ báo tại nhóm vốn hóa vừa và nhỏ lại cho thấy sự suy yếu phản ánh thực tế tâm lý thận trọng đối với nhóm cổ phiếu này sau sự kiện FLC. Với mức 70% tại nhóm vốn hóa vừa thì tín hiệu rút lui của dòng tiền chưa được đánh giá nguy hiểm khi ít nhất vẫn duy trì trên mức 50%. Nhóm penny đang chịu áp lực bán lớn khi chỉ số đang ở mức 30%.
THỐNG KÊ XÁC SUẤT ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
- Đường cầu và cung hồi phục khiến cho xu thế đi ngang lại tái diễn. Dù sao lực Cầu đi ngang sẽ cho thấy sức mua trên thị trường chưa thay đổi có chăng là theo hướng luân chuyển qua từng nhóm ngành. Tuy nhiên với phân kỳ âm giữa Cầu và Cung là một điểm yếu khiến cho các nhịp hồi phục luôn thiếu kém bền vững và luôn đan xen nhiều các đợt tăng giảm với tần suất cao.
Mặc dù tiếp nhận thông tin không tích cực tuy nhiên diễn biến dịch chuyển của dòng tiền tại các nhóm ngành vẫn khá tích cực. Vùng Tăng mạnh vẫn có khá nhiều nhóm ngành xuất hiện tại đây. Điều đó cho thấy cơ hội giao dịch trong ngắn hạn khá dồi dào. Tuy nhiên nhóm vốn hóa vừa và nhỏ vẫn đang là trọng tâm chịu ảnh hướng chính sau sự kiện FLC do đó sự phân hóa đang trở nên gay gắt hơn và lợi thế đang nghiêng về nhóm cổ phiếu có yếu tố cơ bản sẽ được dòng tiền chú ý nhiều hơn. Các nhóm ngành vẫn đang được hưởng lợi từ dòng tiền hiện tại gồm XD&VLXD (nhóm đầu tư công), Viễn thông, Bán lẻ (Tiêu dùng phục hồi sau dịch bệnh), CNTT(phát triển trong nhu cầu số hóa và dịch bệnh), Hàng cá nhân (Dệt may, Thủy sản) và Bảo hiểm (phòng thủ trước rủi ro lạm phát tăng). Các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chưa tạo được điểm nhấn và lực hút mạnh với dòng tiền dù đang có sự cải thiện ở BĐS (VIC, VHM), Thực phẩm (VNM). Sự xác nhận sự đồng thuận tại nhóm vốn hóa lớn là điều được kỳ vọng nhất để cải thiện trạng thái đi ngang của thị trường nhờ tạo ra động lực và kích thích mạnh mẽ hơn đối với dòng tiền trong ngắn hạn.
TĂNG MẠNH Nắm giữ & Canh chốt lời
Nhóm cổ phiếu trong vùng Tăng mạnh thể hiện lợi thế hấp dẫn được dòng tiền ngắn hạn nhờ đó đà tăng giá được duy trì mạnh hơn so với thị trường chung. Thông thường các nhóm cổ phiếu trong vùng này sẽ có lợi thế dễ tăng giá cũng như giảm ít hơn khi thị trường chung điều chỉnh.
HỒI PHỤC Canh mua tích lũy
Vùng Hồi phục đại diện cho nhóm cổ phiếu vừa thoát ra khỏi nhịp giảm ngắn hạn và đang dần quay trở lại với các phiên hồi phục. Đây cũng có thể coi là nhóm tiềm năng nếu như có nền giá và dư địa dồi dào thì rất có thể trở thành nhóm thu hút mạnh được dòng tiền và tạo ra được đà tăng giá mạnh hơn trong giai đoạn kế tiếp. Đây sẽ là bài kiểm tra rất quan trọng đối với tất cả các ngành đang trong vùng Suy yếu.
Các nhóm trong vùng Suy yếu nên chú ý các ngưỡng hỗ trợ mạnh để thanh lọc lại danh mục.
GIẢM MẠNH Quan sát khả năng tạo đáy
Các nhóm ngành trong vùng này có thể sẽ là những nhóm đang chịu các áp lực điều chỉnh và cần tìm vùng hỗ trợ mới trước khi có thể hồi phục và tăng giá trở lại. Do đó đây cũng là khu vực tiềm năng cho các nhân tố đầu tư ứng cử cho nhịp sóng mới tiếp theo.