Dòng tiền Luân chuyển - 12.11.2021

Dòng tiền Luân chuyển - 12.11.2021

Ngày: 15/11/2021

dòng tiền luân chuyển

Thực hiện: Quý Nguyễn - Bộ phận: Chiến lược thị trường PCD Research

PHÁI SINH CÓ LÀM KHÓ THỊ TRƯỜNG ?!

Phiên giao dịch cuối tuần qua kết thúc trong sự khởi sắc đã tạo ra một khi thế tích cực cho tuần mới. Tuy nhiên, kỳ đáo hạn phái sinh cũng sẽ diễn ra trong tuần này do đó môi trường giao dịch sẽ có thêm nhiều biến số để đánh giá và lên kế hoạch giao dịch. Như thường lệ thì tuần có đáo hạn phái sinh thì ít khi nào diễn ra êm ả và thiếu vắng các cú rung giật bất thình lình. Do đó trong khung thời gian này điều quan trọng là tổng thể diễn biến sẽ đi theo hướng nào từ đó chọn phương án giao dịch tối ưu nhất. Với đà tăng khá tích cực của phiên cuối tuần qua, có thể thấy sự hưng phấn có thể sẽ truyền sự tích cực đến các giao dịch mở phiên tuy nhiên cũng nên thận trọng với bối cảnh độ cao mới của thị trường hiện tại. Theo đó, với nền giá tăng của phiên cuối tuần qua nhiều giao dịch mua mới có thể phải chọn phương án đuổi theo đà tăng giá và điều này được đánh giá khá rủi ro và đặc biệt không phù hợp trong tuần đáo hạn phái sinh. Hiện tại chỉ báo đà lan tỏa đang cho thấy dòng tiền đang hạ dần ở nhóm vốn hóa lớn, tăng mạnh ở vốn hóa vừa và có dấu hiệu mở rộng dần vào nhóm vốn hóa nhỏ. Cục diện này có thể tạo điều kiện cho nhóm vốn hóa lớn tạo các biến động lớn đến xu thế chỉ số thị trường đặc biệt là VN30. Diễn biến này là không hiếm khi rất nhiều lần xảy ra trong các đợt đáo hạn phái sinh. Do đó cơ hội cho các vị thế mua mới chính là nên chọn các cú rung giật hơn là hưng phấn đua giá trong các nhịp giá tăng trong tuần này. Ngoài ra, sự phân hóa dòng tiền đang khá mạnh khi tập trung chủ đạo vào dòng cổ phiếu vốn hóa vừa và đang ngày càng mở rộng sang nhóm vốn hóa nhỏ có thể sẽ khiến đợt đáo hạn phái sinh trở nên sinh động hơn. Nguyên nhân do nhóm ảnh hưởng đến chỉ số đáo hạn phái sinh chủ yếu là các cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm VN30 trong khi cuộc chơi chính lại nằm chủ đạo ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ nên biến động tại VN30 dù có thể lớn nhưng chưa hẳn có thể tạo biến động tới VNindex. Như vậy, chiến lược giao dịch canh nhịp chỉnh để tìm điểm mở vị thế sẽ được ưu tiên trong tuần này. Các tiêu chí quan trọng như nền giá chặt chẽ và dư địa lợi nhuận bù rủi ro đủ lớn sẽ được ưu tiên tuân thủ nhằm quản trị tốt nhất rủi ro trong tuần giao dịch nhạy cảm này. 

    Chú ý:  Bán lẻ (MWG, DGW, FRT), CNTT (FPT, CMG), BĐS (VHM, VRE, NVL, BCM, KBC, IJC, KDH, HDG), Ngân hàng (TCB, TPB, VPB, SHB, ACB, OCB, MSB), Điện nước Xăng dầu (GAS, PGV, POW, BWE, HND, GEG), Thực phẩm (VNM, MSN, MCH, MML), Hàng & Dịch vụ CN (ACV, REE, GEX, GMD, VSC, SGP, DVP, TCL, DXP, ILB), Tài nguyên cơ bản (HPG, HSG, MSR, TVN, POM), XD&VLXD (VCS, VGC, VCG, HT1, BCC, DPG, CTR, PC1), Hóa chất (GVR, DGC, PLC, PHR, DPR), Viễn thông (VGI, TTN), Bảo hiểm (BVH, MIG, PVI, BMI), Truyền thông (VNB), Hàng cá nhân & Gia dụng (MSH, TLG, STK, TNG), Du lịch & Giải trí (VJC, SAS), Dịch vụ tài chính (SSI, VND, VCI, E1VFVN30, SHS, MBS).

  • Phái sinh có chiến lược: Mua thấp Bán cao
    Kịch bản Long: Giá test thành công hỗ trợ 1530. Điểm vào lệnh: 1535. Mục tiêu: 1555. Điểm cắt lỗ: 1525
    Kịch bản Short: Giá test thất bại kháng cự 1555. Điểm vào lệnh: 1550. Mục tiêu: 1535. Điểm cắt lỗ: 1550.
  • Chứng quyền chứng kiến rung lắc mạnh quay trở lại thị trường sát tuần đáo hạn phái sinh, khi VN30Index tưởng chừng phải trở về test vùng hỗ trợ 1.500 điểm thì quay đầu hồi phục nhanh chóng trong những phút cuối tuần. Thanh khoản toàn TT đạt 26 triệu đơn vị với 47 quyền mua tăng điểm, đà hồi phục của PNJ cũng khiến một loạt CW của mã này đạt được mức lợi nhuận lớn. Tuy nhiên rủi ro rung lắc sẽ tiếp tục rình rập trong tuần tới, NĐT canh chốt lời giảm dần tỷ trọng xuống mức an toàn.

  • Bên mua (Cầm tiền): Kiên nhẫn tận dụng nhịp chỉnh chờ giá về vùng hỗ trợ mạnh mới xem xét tích lũy dần. Đặc biệt chú ý các cổ phiếu đang thiết lập được nền giá với dư địa & reward/risk tốt. Tham chiếu đến diễn biến bán tại nhóm vốn hóa lớn để tính toán điểm xuất hiện và kết thúc đợt điều chỉnh.
  • Bên bán (Cầm cổ phiếu): Lọc các nhóm cổ phiếu quá yếu tận dụng các phiên hồi kỹ thuật để hạ bớt tỷ trọng. Những cổ phiếu có phản ứng tốt tại các ngưỡng hỗ trợ mạnh (MA20, đỉnh/đáy quá khứ), giá giảm nhưng với thanh khoản thấp thì nên giữ.

MỨC ĐỘ LAN TỎA CỦA DÒNG TIỀN THEO VỐN HÓA THỊ TRƯỜNG

- Dòng tiền giữ nguyên trạng thái như phiên trước. Theo đó nhóm vốn hóa lớn tiếp tục hút tiền kém hơn nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Trong khi nhóm vón hóa lớn đang gần chạm ngưỡng thì dòng tiền có vẻ đang chấp nhận rủi ro nhiều hơn khi dịch chuyển dần sang nhóm vốn hóa nhỏ, mang tính đầu cơ cao hơn.

THỐNG KÊ XÁC SUẤT ĐẦU TƯ NGẮN HẠN

- Cung và Cầu đều giảm trong một phiên thị trường hồi phục tốt về điểm số là diễn biến cần theo dõi. Khi không có lực Cầu chấp nhận mua theo chiều giá tăng thì sự bứt phá chưa được đảm bảo đặc biệt là khi phân kỳ âm vẫn đang xuất hiện giữa Cung và Cầu. Đáng chú ý là đường Cầu đang thiết lập đỉnh thứ 02 thấp hơn đỉnh trước nhưng điểm tích cực là xu thế tăng ngắn hạn chưa bị bẻ gẫy. Diễn biến này cần được theo dõi để đảm bảo thị trường vẫn tăng một cách có cơ sở và bền vững.

 

XU HƯỚNG NGÀNH

Nhóm trụ là Thực phẩm đã trở lại vùng Hồi phục nhưng rất tiếc không có VNM mà chủ yếu nhờ MSN, SBT, QNS do đó tác động cũng như sự bền vững từ nhóm này đối với chỉ số là chưa được đánh giá cao.  Vùng Tăng mạnh hoàn toàn vắng bóng nhóm cổ phiếu dẫn dắt xu thế. Đây là điểm kém cần khắc phục nếu muốn thị trường sớm thoát khỏi sự lình xinh hiện tại. Nhóm Chứng khoán, XLXD, Hàng cá nhân có lẽ vẫn là những ngành đang thu hút được sự chú ý của dòng tiền nhiều nhất. Ngoài ra cũng có các nhóm mới đang dần trở lại tích cực nhưng cũng đều là nhóm vốn hóa vừa và nhỏ có thể chú ý gồm ngành Đường, Ô tô phụ tùng, Y tế. 

TĂNG MẠNH Canh chốt lời

Nhóm cổ phiếu trong vùng Tăng mạnh thể hiện lợi thế hấp dẫn được dòng tiền ngắn hạn nhờ đó đà tăng giá được duy trì mạnh hơn so với thị trường chung. Thông thường các nhóm cổ phiếu trong vùng này sẽ có lợi thế dễ tăng giá cũng như giảm ít hơn khi thị trường chung điều chỉnh.

HỒI PHỤC Canh mua tích lũy

Vùng Hồi phục đại diện cho nhóm cổ phiếu vừa thoát ra khỏi nhịp giảm ngắn hạn và đang dần quay trở lại với các phiên hồi phục. Đây cũng có thể coi là nhóm tiềm năng nếu như có nền giá và dư địa dồi dào thì rất có thể trở thành nhóm thu hút mạnh được dòng tiền và tạo ra được đà tăng giá mạnh hơn trong giai đoạn kế tiếp. Đây sẽ là bài kiểm tra rất quan trọng đối với tất cả các ngành đang trong vùng Suy yếu.

SUY YẾU Canh bán cơ cấu

Các nhóm trong vùng Suy yếu nên chú ý các ngưỡng hỗ trợ mạnh để thanh lọc lại danh mục.

GIẢM MẠNH Quan sát khả năng tạo đáy

Các nhóm ngành trong vùng này có thể sẽ là những nhóm đang chịu các áp lực điều chỉnh và cần tìm vùng hỗ trợ mới trước khi có thể hồi phục và tăng giá trở lại. Do đó đây cũng là khu vực tiềm năng cho các nhân tố đầu tư ứng cử cho nhịp sóng mới tiếp theo.