Thực hiện: Nguyễn Văn Quý - Bộ phận: Chiến lược thị trường PCD Research
Tuần giao dịch vừa qua được đánh giá là tích cực với sự khởi sắc trên diện rộng toàn thị trường. Nhiều nhóm ngành cổ phiếu có sự đồng thuận hồi phục tạo ra sự lan tỏa tốt và nhờ đó cơ hội giao dịch cũng trở nên đa dạng hơn. Tuy nhiên yếu tố cố hữu của thị trường ngắn hạn vẫn nằm ở yếu tố thanh khoản thấp và thiếu dòng cổ phiếu dẫn dắt tạo sự bứt phá. Trong suốt hơn 01 tháng qua, thanh khoản mỗi tuần đều không thay đổi và luôn thấp hơn mức bình quân 20 tuần dù mặt bằng giá thị trường đang nâng lên và tuần này cũng không là ngoại lệ. Đây là tuần đầu tiên sau hơn 01 tháng chỉ số VN30 quay lại đỉnh cao nhất của mình và ở trạng thái tăng giá. Do đó sẽ là dễ hiểu nếu chỉ số có sự ngập ngừng trong các phiên tới nếu như không cải thiện được vấn đề thanh khoản và tìm được sự hậu thuẫn từ nhóm cổ phiếu dẫn dắt. Khi chỉ số đi ngang thì dòng tiền ngắn hạn khó mở rộng và sau khi hoàn thành quá trình lan tỏa sẽ buộc phải chuyển sang giai đoạn luân chuyển từng nhóm ngành. Bối cảnh hiện tại rõ ràng nhóm vốn hóa vừa sẽ hưởng lợi lớn nhất đặc biệt là nhóm có KQKD Quý 3 và Quý 4 được đánh giá là vẫn trong đà tăng trưởng và ít bị ảnh hưởng bởi đợt giãn cách vừa qua. Do đó, sẽ có sự phân hóa rất mạnh trong khẩu vị của giai đoạn Tháng 10 này. Đây sẽ là nhịp tăng "nước rút" với những nhóm cổ phiếu tích cực dó đó cần hết sức chú ý đến các vùng giá mục tiêu ngắn hạn khi giá sẽ phản ảnh các yếu tố kỳ vọng. Với các nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ mang tính đầu cơ nhưng yếu tố cơ bản cốt lõi yếu kém sẽ đối diện nhịp chốt lời mạnh khi mà dòng tiền đổ vào thị trường đang gặp hạn chế sẽ buộc phải luân chuyển và chọn lọc thay vì dàn trải trên diện rộng. Sự thiếu vắng nhóm Ngân hàng hay BĐS trong sóng tăng ngắn hạn nếu chưa thể khắc phục thì kỳ vọng bứt phá của thị trường cũng khó trở thành kịch bản khả quan và thuyết phục. Bối cảnh hiện tại vẫn tạo điều kiện đem lại lợi nhuận nhưng với biên mỏng do đó với các vị thế mới nên hạn chế trong tỷ trọng giải ngân (<70% tổng tài sản), không dùng tỷ lệ đòn bảy margin và giảm mức kỳ vọng lợi nhuận cho mỗi vị thế mở mới so với thời kỳ thị trường rõ ràng xu hướng.
Chú ý: Bán lẻ (MWG, DGW, FRT), CNTT (FPT, CMG), BĐS (IDC, KBC, IJC, KDH, HDG), Ngân hàng (TPB, SHB), Điện nước Xăng dầu (PGV, BWE, HND, GEG), Thực phẩm (VNM, MSN, MCH, MML, QNS), Hàng & Dịch vụ CN (ACV, REE, GEX, GMD, SGP, DVP, TCL, ILB), Tài nguyên cơ bản (HPG, HSG, NKG, TVN, POM), XD&VLXD (VCS, VGC, HT1, BCC, DPG, CTR, PC1), Hóa chất (DGC, PLC, DPR), Viễn thông (VGI, TTN, MFS, FOX), Bảo hiểm (BVH, MIG, PVI, BMI), Hàng cá nhân & Gia dụng (MSH, TLG, STK, TNG).
- Dòng tiền duy trì độ phủ rộng trên các nhóm ngành trong đó nhóm vốn hóa vừa tiếp tục ghi điểm mạnh nhất. Đáng chú ý là các nhóm vốn hóa nhỏ gần như không nhận được dòng tiền bổ sung.
- Trạng thái dòng tiền vẫn ở mức tích cực tuy nhiên cần chú ý đến nhóm vốn hóa vừa khi nhóm này đang gần tiệm cận độ phủ lớn do đó có thể sẽ sớm có sự phân hóa trong các nhóm ngành thay vì đồng loạt cùng tăng như hiện tại.
THỐNG KÊ XÁC SUẤT ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
- Chỉ báo đường Cầu (01 tuần) hạ từ mức 32% xuống 22% trên mức Quá mua hệ thống (40%) , lực Cầu suy giảm trong phiên tăng cho thấy sự kém chủ động tham gia của bên mua trong thế trận hỗ trợ thị trường
- Lực Cung (01 tháng) cũng giảm từ mức 36% xuốn 26%, lực Cung giảm thể hiện chủ ý ém hàng và chờ giá tốt hơn. Hành động này giúp chỉ số thị trường dễ dàng hồi phục hơn.
- Cả 02 chỉ báo đường Cầu & Cung vẫn phân kỳ âm do Cung cao hơn Cầu. Đáng chú ý là mức phân kỳ âm ngày càng thu hẹp cho thấy lực Cầu đang có sự cải thiện mạnh và đuổi theo lực Bán ra. Rất tiếc là khi phân kỳ âm chưa thay đổi thì bên Bán vẫn là phía kiểm soát xu thế ngắn hạn của chỉ số.
- Khi tâm lý hồi phục dựa cả vào bên Bán thì sự tự tin trong giao dịch vẫn chỉ ở mức trung bình. Chỉ báo đà lan tỏa của cả các nhóm vốn hóa lớn và vừa hôm nay đều hồi phục và vượt trở lại trên đường trung bình động MA10. Tín hiệu này đang được duy trì và có dấu hiệu mạnh dần cho thấy các cổ phiếu vốn hóa lớn đang tham gia vào quá trình hỗ trợ xu thế thị trường, nhờ đó mà xác suất đầu tư ngắn hạn thành công từ đó có thể được cải thiện.
Bức tranh thị trường tiếp tục dịch chuyển tích cực. Nhóm ngành trong vùng Tăng mạnh đã xuất hiện nhiều hơn sau khi hôm qua hội tụ chủ yếu trong vùng Hồi phục. Với sự đa dạng nhóm ngành trong 02 vùng tích cực trên, cơ hội và sự chọn lựa cho các vị thế giao dịch ngắn hạn là khá nhiều gồm Điện nước xăng dầu, Tài nguyên cơ bản (Thép), Hóa chất (phân bón, BĐS khu CN), Dầu khí, Viễn thông, Bán lẻ, CNTT và Bảo hiểm. Tuy nhiên các nhóm ngành này đều thuộc nhóm vốn hóa vừa, ít có tác động đến chỉ số do trọng số thấp do đó chỉ số thị trường sẽ ít biến động và thiên về đi ngang là chủ đạo. Để cải thiện yếu tố này, nhóm Ngân hàng và BĐS cần thoát khỏi vùng Giảm mạnh và Suy yếu mới tạo ra các lực đẩy mạnh hơn giúp thị trường cải thiện về cả xu thế lẫn thanh khoản.
TĂNG MẠNH Canh chốt lời
Nhóm cổ phiếu trong vùng Tăng mạnh thể hiện lợi thế hấp dẫn được dòng tiền ngắn hạn nhờ đó đà tăng giá được duy trì mạnh hơn so với thị trường chung. Thông thường các nhóm cổ phiếu trong vùng này sẽ có lợi thế dễ tăng giá cũng như giảm ít hơn khi thị trường chung điều chỉnh.
HỒI PHỤC Canh mua tích lũy
Vùng Hồi phục đại diện cho nhóm cổ phiếu vừa thoát ra khỏi nhịp giảm ngắn hạn và đang dần quay trở lại với các phiên hồi phục. Đây cũng có thể coi là nhóm tiềm năng nếu như có nền giá và dư địa dồi dào thì rất có thể trở thành nhóm thu hút mạnh được dòng tiền và tạo ra được đà tăng giá mạnh hơn trong giai đoạn kế tiếp. Đây sẽ là bài kiểm tra rất quan trọng đối với tất cả các ngành đang trong vùng Suy yếu.
Các nhóm trong vùng Suy yếu nên chú ý các ngưỡng hỗ trợ mạnh để thanh lọc lại danh mục.
GIẢM MẠNH Quan sát khả năng tạo đáy
Các nhóm ngành trong vùng này có thể sẽ là những nhóm đang chịu các áp lực điều chỉnh và cần tìm vùng hỗ trợ mới trước khi có thể hồi phục và tăng giá trở lại. Do đó đây cũng là khu vực tiềm năng cho các nhân tố đầu tư ứng cử cho nhịp sóng mới tiếp theo.