Thực hiện: Quý Nguyễn - Bộ phận: Chiến lược thị trường PCD Research
VNindex khép lại tuần giao dịch với phiên giảm mạnh hơn 20 điểm. Có thể nói tuần giao dịch vừa qua hội tụ nhiều sự kiện lớn bao gồm phái sinh đáo hạn, dữ liệu CPI tại Mỹ giảm mạnh và thông tin chưa được xác nhận về VFS. Theo đó, sự biến động của thị trường cũng trở nên căng thẳng hơn so với các tuần trước, tâm lý giao dịch cũng dễ bị tác động và bất ổn hơn, đó là chưa kể đến lượng lớn cổ phiếu T+ được đua mua ở giá cao và sẵn sàng đổ bộ thị trường trong phiên này. Sự việc liên quan tới VFS chưa được xác nhận về nội dung cũng như tính chính xác của thông tin này tuy nhiên tác động của nó là quá lớn đối với diễn biến phiên hôm nay. Trong bối cảnh thị trường tăng rất nhanh và mạnh ở các tuần trước khiến mặt bằng giá toàn thị trường dâng cao đáng kể và gây khó khăn cho các vị thế mới đang tìm kiếm cơ hội giao dịch trong ngắn hạn. Theo đó, kịch bản điều chỉnh được có lẽ không nằm ngoài kỳ vọng chung của thị trường và diễn biến sụt giảm trong phiên cuối tuần cũng như "giọt nước tràn ly" trước hiện trạng tăng nóng nhưng rỗng cầu như vừa qua. Phản ứng của các chỉ báo định lượng trong các phiên gần đây cũng phát đi những tín hiệu tương tự. Cụ thể chỉ báo đà lan tỏa đã lần đầu vượt trở lại trên 80% sau khi giảm liên tục từ Tháng 9/2023 cho thấy nhịp tăng đã nóng trở lại và áp lực điều chỉnh có dấu hiệu quay lại khi số đông cổ phiếu đều phục hồi về giá và chạm ngưỡng kháng cự ngắn hạn. Ngoài ra, lực cầu có dấu hiệu cải thiện khá mạnh trong phiên giảm cuối tuần cho thấy có số lượng lớn vị thế mua đang chờ những cơ hội điều chỉnh để tối ưu điểm giải ngân. Sự chủ động của bên bán có thể đến từ các yếu tố như chốt lời ngắn hạn hay nỗi lo từ sự kiện VFS ảnh hưởng chung tới xu thế thị trường. Tuy nhiên lực cầu cũng thể hiện sự chủ động lớn trong nỗ lực canh mua trong các nhịp điều chỉnh. Dưới góc nhìn kỹ thuật, ngưỡng hỗ trợ 1100 điểm đang bị kiểm tra một cách đột ngột với thanh khoản lớn tuy nhiên vẫn chưa bị vi phạm cho thấy có phản ứng tích cực ban đầu tại đây. Tín hiệu hỗ trợ cần được củng cố thêm trong các phiên tới nhằm xác nhận đáy cho nhịp điều chỉnh lần này. Các giao dịch mua ngắn hạn cũng nên chủ động thiết lập danh mục tiềm năng căn cứ trên mức độ phản ứng tích cực của các cổ phiếu trước áp lực điều chỉnh chung của thị trường. Yếu tố cơ bản như tiềm năng tăng trưởng, định giá rẻ là những điểm cộng lớn giúp tăng xác suất đầu tư cũng như độ tin cậy cho danh mục ngắn hạn. Các vị thế đang giữ tỷ trọng cổ phiếu cao nhưng có tỷ lệ đòn bảy margin cao nên chú ý điều chỉnh tỷ trọng trong trường hợp thị trường chưa xác nhận được hỗ trợ mạnh và tiếp tục dò đáy.
Chú ý: Ngân hàng (CTG, ACB, STB, LPB, HDB, TCB, TPB, MBB), BĐS (CEO, NLG, KDH, IDC, IJC, KBC, TIP), Thực phẩm (SBT, ANV, TAR, GIL, VHC, ANV, IDI), Điện nước xăng dầu (NT2, VSH, POW, GEG, QTP, KHP), Tài nguyên cơ bản (HPG, HSG, NKG, KSB), CNTT (FPT, CMG, ELC, VGI), Hàng cá nhân & Gia dụng (PET, TNG, VGT, TLG, MSH), Bảo hiểm (BVH, PVI, VNR, MIG), Y tế (TNH), Hàng dịch vụ CN (REE, GMD, HHV, PVP, PVT, PHP, VTO, HAH, VTP), Dầu khí (PVS, PVD, PLX, PVC, BSR, OIL), Chứng khoán (VCI, HCM, SSI, VND, MBS), XD&VLXD (VGC, VCG, VCS, PC1, HT1, BCC, LCG, C4G, PTB, SZC), Hóa chất (DGC, DPM, DPR, PHR, LTG, PLC), Bán lẻ (MWG, DGW, PET).
Kịch bản long: Giá vượt kháng cự 1130. Điểm vào lệnh: 1130. Mục tiêu: 1150. Điểm cắt lỗ: < 1125
Kịch bản Short: Giá thủng hỗ trợ 1095. Điểm vào lệnh: 1095. Mục tiêu: 1080. Điểm cắt lỗ: > 1100
- Nhóm vốn hóa lớn và vừa hạ nhiệt so với trạng thái nóng của phiên trước. Hiện tại chưa thể khẳng định thị trường đảo chiều nguy hiểm khi mức lan tỏa của dòng tiền vẫn đang ở mức 70-80% tại các nhóm vốn hóa lớn và vừa. Tuy nhiên về xác suất xảy ra điều chỉnh cần được chú ý vì trạng thái tăng nóng luôn đi kèm với các hiện tượng giảm giá và vị thế mua sẽ có nhiều cơ hội canh các nhịp điều chỉnh để tích lũy vị thế tại các mức giá chiết khấu tốt hơn.
THỐNG KÊ XÁC SUẤT ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
- Lực cầu bứt phá mạnh trong phiên thị trường giảm sâu cho thấy có lượng cổ phiếu được bắt đáy rất lớn, giao dịch đang rất sôi động. Mặc dù lực cung cũng tăng lên trong phiên này tuy nhiên với phân kỳ dương với đường cầu duy trì ở mức tích cực do đó rủi ro đảo chiều nguy hiểm chưa được xác nhận. Phân kỳ đảo chiều là tín hiệu cần được quan sát trong các phiên tới khi cung cầu phản ứng một cách tiêu cực và bên bán trở lại vị thế áp đặt xu thế.
Sự trở lại của các nhóm ngành có trọng số lớn trong rổ chỉ số như Ngân hàng, Thực phẩm cùng với các nhóm ngành có cơ bản và tiềm năng tăng trưởng như XD&VLXD (Thép), Cảng biển, Xăng dầu khí đốt, Hóa chất, Chứng khoán, Hóa chất.. nói lên sự dịch chuyển dòng tiền có sự cải thiện nhưng dựa trên những cơ sở đầu tư. Định hướng chọn cổ phiếu trong các giao dịch nên tham khảo các dịch chuyển của dòng tiền để có thể nâng cao xác suất đầu tư ngắn hạn.
TĂNG MẠNH Nắm giữ & Canh chốt lời
Nhóm cổ phiếu trong vùng Tăng mạnh thể hiện lợi thế hấp dẫn được dòng tiền ngắn hạn nhờ đó đà tăng giá được duy trì mạnh hơn so với thị trường chung. Thông thường các nhóm cổ phiếu trong vùng này sẽ có lợi thế dễ tăng giá cũng như giảm ít hơn khi thị trường chung điều chỉnh.
HỒI PHỤC Canh mua tích lũy
Vùng Hồi phục đại diện cho nhóm cổ phiếu vừa thoát ra khỏi nhịp giảm ngắn hạn và đang dần quay trở lại với các phiên hồi phục. Đây cũng có thể coi là nhóm tiềm năng nếu như có nền giá và dư địa dồi dào thì rất có thể trở thành nhóm thu hút mạnh được dòng tiền và tạo ra được đà tăng giá mạnh hơn trong giai đoạn kế tiếp. Đây sẽ là bài kiểm tra rất quan trọng đối với tất cả các ngành đang trong vùng Suy yếu.
Các nhóm trong vùng Suy yếu nên chú ý các ngưỡng hỗ trợ mạnh để thanh lọc lại danh mục.
GIẢM MẠNH Quan sát khả năng tạo đáy
Các nhóm ngành trong vùng này có thể sẽ là những nhóm đang chịu các áp lực điều chỉnh và cần tìm vùng hỗ trợ mới trước khi có thể hồi phục và tăng giá trở lại. Do đó đây cũng là khu vực tiềm năng cho các nhân tố đầu tư ứng cử cho nhịp sóng mới tiếp theo.