Nhận định xu hướng Thị trường
+ TTCK thế giới phân hóa khá manh khi đại dịch diễn biến phức tạp kéo dài tại Châu Á và các quốc gia đã phát triển. Cổ phiếu giá trị đang duy trì xu hướng tăng vượt trội trong bối cảnh lợi suất trái phiếu có dấu hiệu tăng trở lại và việc thắt chặt dần các chính sách tiền tệ là điều đang được tính toán và bàn thảo nhiều nhất.
+ TTCK Việt Nam ghi nhận sự ổn định trở lại trong nửa đầu tháng 8 sau khi đã điều chỉnh mạnh vào tháng 7. Dòng tiền phân hóa mạnh khi tập trung vào nhóm cổ phiếu Mid và Small Cap, đặc biệt vào các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh vượt trội trong 6 tháng đầu năm bất chấp đại dịch. Dòng chảy ETF sắp tới có thể tiếp tục sôi động sau một áp lực rút ròng diễn ra trong 2 tuần vừa qua.
Nhóm cổ phiếu đáng chú ý: Ngân hàng (TCB, VPB, CTG, OCB, MBB, VCB, ACB), Bất động sản (VIC, VHM, PDR, NLG, DXG, VRE), SX VLXD (HPG, HSG, NKG), BĐS KCN (PHR, GVR, KBC, SZC, NTC), Bán lẻ (MSN, PNJ, DGW, PET), MWG, SX công nghiệp (DRC, DGC, DHC), Phân bón (DCM, DPM, DGC), Thực phẩm (VNM, KDC), Dầu khí (GAS, PVS), Vận tải (PVT), Cảng (GMD, VSC), Điện (REE), Dệt may (GIL, MSH, VGT), Thủy sản (VHC, MPC), Chứng khoán (SSI, HCM, VCI)
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHỊU ÁP LỰC LỚN TỪ COVID-19
Nguồn: CEIC, HSC phân tích
Tâm điểm Covid-19 và sự bùng phát trở lại với các biến chủng mới trên toàn thế giới
+ Số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới bật tăng trở lại với các biến chủng mới như Delta ngay cả tại các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng vaccine cao như Mỹ và các quốc gia Châu Âu. Điều này làm dấy lên lo ngại về việc kháng vaccine và sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tốc độ hồi phục kinh tế trên toàn thế giới.
+ Việt Nam vẫn là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trong khối ASEAN với 11.3% dân số được tiêm mũi 1. Chính phủ Việt Nam mới phê duyệt việc mua bổ sung thêm 20 triệu liều vaccine Pfizer và tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, đồng thời đẩy nhanh quá trình ngoại giao vaccine với nhiều quốc gia khác. TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác tiếp tục phải thực hiện chỉ thị 16 kéo dài khi số ca nhiễm mới vẫn liên tục tăng cao.
Sự hồi phục kinh tế Mỹ bất chấp đại dịch kéo dài
+ Thị trường lao động tại Mỹ tiếp tục hồi phục với số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm tuần thứ 3 liên tiếp xuống 375 nghìn đơn và phù hợp với dự báo của thị trường. Cục dự trữ liên bang Mỹ tái khẳng định về dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống 4.5% đến cuối năm 2021 và 3.8% cho năm 2022.
+ Doanh số bán lẻ tại Mỹ tăng 0.6% m/m trong tháng 6 sau khi giảm 1.7% m/m ghi nhận hồi tháng 5 khi nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng cao song song với xu hướng chuyển dịch dần chi tiêu cho các dịch vụ. Chỉ số CPI tăng lên 5.4% y/y trong tháng 7 và cao hơn hẳn mức 2% dài hạn của Fed nhưng không chứa đựng nhiều bất ngờ. Lạm phát lõi tăng mạnh từ do yếu tố chính đến từ các lĩnh vực liên quan đến khách sạn, vận tải hàng không và ôtô phục hồi mạnh nhưng đang có dấu hiệu chững lại. Do đó, áp lực về lạm phát vẫn đang tiếp tục được khẳng định mang tính chuyển giao hậu đại dịch.
Châu Á chịu áp lực lớn về kinh tế khi đại dịch kéo dài
+ Nhiều quốc gia tại Châu Á tiếp tục chịu áp lực lớn khi đại dịch kéo dài từ quý 2 sang quý 3 và chưa có dấu hiệu suy giảm. Thái Lan là một trong những quốc gia chịu thiệt hại năng khi GDP tiếp tục suy giảm 2.6% trong quý 1 2021 sau khi giảm mạnh 4.2% vào Q4 năm 2020.
+ Trung Quốc mặc dù vẫn duy trì tăng trưởng cao nhưng đã có dấu hiệu chậm lại rõ ràng khi hoạt động xuất khẩu chững lại và liên tiếp đối mặt với tình trạng giá nguyên liệu tăng cao và sự tắc nghẽn trong khâu vận chuyển. Doanh số bán lẻ tăng 10.3% trong tháng 7 năm 2021 và là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 12/2020 khi Covid-19 bùng phát tại một vài tỉnh thành. Sản xuất công nghiệp tháng 7 chỉ tăng 6.4% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn so với dự báo chung.
Giá dầu biến động mạnh trong nhiều tuần qua và bám quanh mốc $70/thùng khi đại dịch tiếp tục là ẩn số đối với nhu cầu sử dụng năng lượng toàn cầu khi bùng phát mạnh trở lại tại nhiều quốc gia đã phát triển. Dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm 447 nghìn thùng sau khi tăng 3.6 triệu thùng trong tuần liền trước.
Hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam chững lại do ảnh hưởng Covid-19
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nửa đầu tháng 8 tiếp tục tăng trưởng chững lại rõ ràng khi chuỗi cung ứng chịu thiệt hại kéo dài bởi Covid-19. Xuất khẩu dự kiến chỉ tăng 0.5% y/y với giá trị ước tính 12.8 tỷ USD và nhập khẩu có thể tăng 29.5% y/y với giá trị khoảng 14.3 tỷ USD. Như vậy, tính đến hết nửa đầu tháng 8, Việt Nam có thể sẽ ghi nhận thâm hụt thương mại lên đến 3.9 tỷ USD.
Triển vọng ngành & Upside - 1 năm
Upside CP Triển vọng Ngành |
<0% | 0%-10% | 10%-20% | >20% | |
Tích cực: Bán lẻ, Công nghệ thông tin, Ngân hàng, BĐS, VLXD, thực phẩm, phân bón, cảng, điện, dầu khí, vận tải | VIB VSC | VIB LPB TPB NLG MB GMD DPM DCM FPT KDH NKG | VCB VHM BMP VIC REE PVS VPB HDB PVT DGW MSN | MWG HPG PLX GAS PVD POW TCB PNJ CTG PHR DXG VRE OCB HSG | |
Khả quan: hóa chất, dược, thuỷ sản, dệt may, cao su, chứng khoán, nông nghiệp, ôtô, săm lốp, bia, bảo hiểm | TCM | DHG PPC AAA SSI HCM DPR | VHC QNS BVH MPC LTG VNM | VEA SAB DRC STK | |
Trung lập: XD | HBC | CTD | |||
Tiêu cực: Hàng không | HVN VJC | ||||
Giá hiện tại | Vs 1 tháng trước | Forward 1 tháng | ||||
WTI | 68.44 | -4.5% | N.A | |||
BRENT | 71.31 | -2.9% | N.A | |||
Khí | 3.86 | 6.9% | N.A | |||
Vàng | 1,780 | -2.7% | N.A | |||
Thép-HRC | 905 | -0.2% | N.A | |||
Quặng sắt | 218 | 13.8% | 9% | |||
Phân Ure | 417 | 0.9% | -4.1% | |||
BDI | 3,566 | 16.0% | N.A | |||
Sữa gầy | 3,010 | 0.2% | N.A | |||
USD/VND | 22,822 | -0.8% | N.A | |||
EUR/USD | 1.18 | -01% | N.A |
STT | Mã | TP | Upside* | % tuần | % tháng |
1 | HPG | 65,400 | 34% | -0.3% | 6.9% |
2 | MSN | 154,600 | 16% | -0.7% | 16.1% |
3 | TCB | 61,800 | 18% | 0.8% | -3.2% |
4 | VNM | 102,900 | 14% | 3.1% | 6.6% |
5 | GAS | 121,700 | 31% | 0.6% | 1.6% |
6 | HDB | 39,300 | 13% | -0.7% | 2.4% |
7 | MBB | 33,500 | 13% | -0.2% | -0.7% |
8 | HSG | 46,200 | 23% | -1.3% | 10.5% |
9 | DCM | 25,400 | 8% | 10.6% | 37.1% |
10 | PVT | 23,900 | 9% | 15.2% | 20.5% |
* kỳ vọng 1 năm |
Mã | FY2021F (đơn vị: nghìn tỷ đồng) | |||||
DT | yoy | LNST | yoy | P/E* | P/B* | |
HPG | 157.0 | 74.4% | 29.3 | 129% | 8.1 | 2.7 |
FPT | 34.5 | 15.8% | 4.5 | 28% | 17.4 | 4.4 |
CTG | 53.7 | 18.5% | 20.7 | 51% | 9.7 | 2.0 |
MBB | 32.9 | 20.0% | 11.4 | 7% | 8.1 | 1.6 |
PNJ | 23.2 | 32.0% | 1.4 | 33% | 17.4 | 3.7 |
VIC | 93.6 | -15.3% | 5.8 | 5% | 69.6 | 4.4 |
HSG | 44.1 | 60.2% | 3.8 | 252% | 4.9 | 2.0 |
MPC | 17.0 | 18.9% | 0.8 | 33% | 9.4 | 1.3 |
VRE | 8.5 | 2.0% | 2.5 | 5% | 28.1 | 2.2 |
PLX | 175.4 | 41.6% | 3.5 | 293% | 16.8 | 2.4 |
Nguồn: Báo cáo phân tích HSC | *forward |
Miễn trừ trách nhiệm: Báo cáo này chỉ được cung cấp nhằm để tham khảo, được đưa ra dựa trên một số giả định và điều kiện thị trường tại ngày của báo cáo và có thể thay đổi mà không được thông báo. Mặc dù tất cả thông tin trình bày trong báo cáo này được thu thập hoặc phát triển từ nguồn thông tin mà HSC cho là đáng tin cậy, (các) tác giả của báo cáo này và HSC không đưa ra bất kỳ tuyên bố hay bảo đảm nào về sự chính xác, tính trung thực hay sự đầy đủ của các thông tin đó. HSC không chịu bất kỳ trách nhiệm thuộc bất kỳ loại nào phát sinh từ hay liên quan đến việc sử dụng hay dựa vào thông tin hay ý kiến trình bày trong báo cáo này.