Trước khi đăng ký tài khoản chứng khoán, nhà đầu tư cần biết gì?

Trước khi đăng ký tài khoản chứng khoán, nhà đầu tư cần biết gì?

Ngày: 24/12/2021

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng sôi động với sự xuất hiện của hàng trăm nghìn nhà đầu tư mới. Một trong những lý do khiến chứng khoán Việt Nam trở thành kênh đầu tư được nhiều người yêu thích là do dịch bệnh cản trở các hoạt động kinh doanh, vốn bị dồn ứ 1 chỗ. Gia nhập sân chơi chứng khoán là cách duy nhất để nguồn vốn tiếp tục gia tăng. Bài viết dưới dưới đây đưa ra những vấn đề cơ bản nhà đầu tư cần nắm rõ trước khi đăng ký tài khoản chứng khoán.

Những vấn đề cơ bản cần biết trước khi đăng ký tài khoản chứng khoán

Các loại sản phẩm của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán có các loại sản phẩm cơ bản: cổ phiếu, trái phiếu, chứng quyền có đảm bảo, cổ phiếu quỹ. Trong đó: 

  • Cổ phiếu là loại hình đầu tư xác nhận quyền sở hữu cổ phần của doanh nghiệp tổ chức phát hành. Bạn mua cổ phiếu của 1 doanh nghiệp đồng nghĩa trở thành cổ đông của doanh nghiệp đó. Cổ phiếu này có 2 dạng: cổ phiếu thường (cổ đông có quyền dự và biểu quyết các vấn đề của công ty, số phiếu biểu quyết tương ứng với lượng cổ phiếu nắm giữ) và cổ phiếu ưu đãi.

  • Phái sinh là loại hình chứng khoán mà giá trị phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở như thực phẩm, kim loại, tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất). Chứng khoán phái sinh quy định các bên tham gia hợp đồng có quyền và nghĩa vụ thanh toán hoặc chuyển giao tài sản cơ sở ở mức giá thỏa thuận trước vào 1 thời điểm nhất định trong tương lai. Khác với thị trường cơ sở, giao dịch phái sinh với hợp đồng tương lai, nhà đầu tư có thể giao dịch mua bán khống (không cần đủ toàn bộ số tiền để mua tài sản cơ sở và không cần nắm trong tay tài sản cơ sở mà vẫn tham gia vị thế bán). 

  • Trái phiếu là loại sản phẩm xác nhận nghĩa vụ nợ của bên phát hành với người nắm giữ. Khi đầu tư vào loại hình chứng khoán này, nhà đầu tư đóng vai trò là người cho doanh nghiệp vay tiền để hoạt động kinh doanh. Trong 1 khoảng thời gian xác định, số tiền cho vay này sẽ tạo ra 1 khoản lợi tức nhất định. Đến thời gian đáo hạn trái phiếu, doanh nghiệp hoặc kho bạc sẽ phải hoàn trả khoản vay kèm theo lợi tức phát sinh trong thời gian cho vay. Bên phát hành trái phiếu có thể là Kho bạc nhà nước, hoặc chính phủ. Khi tham gia mua trái phiếu, nhà đầu tư không có quyền tham gia vào biểu quyết các hoạt động của doanh nghiệp như khi giao dịch cổ phiếu.

Trái phiếu là loại hình chứng khoán nhà đầu tư đóng vai trò người cho vay

Trái phiếu là loại hình chứng khoán nhà đầu tư đóng vai trò người cho vay

  • Chứng quyền có bảo đảm (CW) là một sản phẩm chứng khoán có tài sản đảm bảo, do công ty chứng khoán phát hành được niêm yết trên sàn với mã giao dịch riêng. Chứng quyền có bảo đảm có 2 loại là chứng quyền mua và chứng quyền bán. Mỗi chứng quyền gắn liền với 1 mã chứng khoán cơ sở để làm căn cứ xác định lãi hoặc lỗ vào ngày đáo hạn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể giao dịch chứng quyền ngay trên thị trường chứng khoán cơ sở. Điều này đồng nghĩa, nhà đầu tư đăng ký tài khoản chứng khoán cơ sở ngoài mua cổ phiếu thường, có thể giao dịch chứng quyền. Điểm khác biệt, nhà đầu tư sẽ không phải ký quỹ khi đầu tư vào chứng quyền. Giá của chứng quyền thường thấp hơn chứng khoán cơ sở, nhưng có tính đòn bẩy cao, thích hợp với những nhà đầu tư thích mạo hiểm.

>> Xem thêm: Để mở tài khoản chứng khoán thì cần đáp ứng những điều kiện cần và đủ  gì?

Mã chứng quyền của MBB do HSC phát hành

Mã chứng quyền của MBB do HSC phát hành

  • Quỹ hoán đổi danh mục ETF là nơi các nhà đầu tư cùng góp vốn và nhà đầu tư sẽ nhận chứng chỉ quỹ ETF (giấy chứng nhận sở hữu 1 phần ETF). Chứng chỉ quỹ ETF thích hợp với các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các cổ phiếu hết room hoặc nhà đầu tư chưa biết nên đầu tư tiền nhàn rỗi vào đâu mà có tỷ suất sinh lời cao.

Từ việc phân biệt được ưu và nhược điểm cơ bản của từng loại sản phẩm, nhà đầu tư quyết định nên đăng ký loại tài khoản chứng khoán nào. Do mới loại tài khoản giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư chỉ có thể tham gia 1, 2 loại sản phẩm chứng khoán.

Phí giao dịch chứng khoán

Phí giao dịch chứng khoán là khoản phí mà nhà đầu tư cần phải thanh toán cho công ty chứng khoán khi thực hiện bất cứ giao dịch mua bán thành công nào. Về cơ bản, các giao dịch chứng khoán có giá trị lớn sẽ nhận được mức phí giao dịch thấp hơn là các giao dịch giá trị nhỏ. Chẳng hạn, nhà đầu tư giao dịch chứng khoán có giá trị dưới 100 triệu trên kênh online của HSC sẽ chịu mức phí 0.2%, còn nhà đầu tư giao dịch với giá trị từ 1 tỷ trở lên sẽ chỉ phải trả mức phí là 0.1%. Ngoài phí giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư còn phải trả phí lưu ký, phí ứng trước (nếu có), phí margin (nếu có).

Nộp và rút tiền từ tài khoản chứng khoán

Nhà đầu tư có thể nộp tiền vào tài khoản chứng khoán với 3 cách sau: giao dịch qua ngân hàng, giao dịch qua internet banking hoặc tính năng nộp tiền chứng khoán được thiết lập sẵn trên ngân hàng số. 

Tương tự với việc rút tiền từ tài khoản chứng khoán, nhà đầu tư vào trang giao dịch trực tuyến hoặc app giao dịch chọn mục giao dịch tiền hoặc chuyển tiền trực tuyến về tài khoản của đã đăng ký với công ty chứng khoán. Nhiều công ty chứng khoán cho phép nhà đầu tư chuyển vào tài khoản không cần đăng ký trước, nhưng tên người thụ hưởng phải trùng với chủ tài khoản chứng khoán. Giao dịch chuyển tiền về tài khoản có thể miễn phí hoặc tính phí tùy theo từng công ty chứng khoán

Lô giao dịch chứng khoán

Từ đầu năm 2021, số lượng cổ phiếu tối thiểu cho mỗi lệnh mua/ bán chứng khoán là 100. Điều này có nghĩa, nhà đầu tư giao dịch khớp lệnh số lượng là bội số của 100. Với các cổ phiếu lẻ 1-99, nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền bán lô lẻ.

>> Xem thêm: Một số câu hỏi thường gặp khi mở tài khoản chứng khoán

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán tại HSC

Mở tài khoản trực tiếp tại văn phòng

Nhà đầu tư có thể đến các chi nhánh của HSC tại Hà Nội và TP HCM. Chỉ cần mang theo chứng minh thư hoặc căn cước công dân, giao dịch viên sẽ giúp nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ mở tài khoản. Tài khoản sẽ được kích hoạt ngay sau khi hồ sơ được công ty chứng khoán HSC phê duyệt.

Mở tài khoản trực tuyến chỉ trong vòng 3 phút

Trong trường hợp bạn không thể đến chi nhánh để mở tài khoản trực tiếp, hãy truy cập vào website https://online.hsc.com.vn/mo-tai-khoan.html và thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Đăng ký mở tài khoản bằng các điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Các thông tin: số điện thoại và địa chỉ email và click vào "mở tài khoản". Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại bạn đã đăng ký. Sau đó, chụp mặt trước của chứng minh thư/căn cước công dân sau đó ấn tiếp tục để chụp mặt sau.  Sau đó, nhà đầu tư chọn mô hình phục vụ Online hoặc Có chuyên viên môi giới quản lý. Mức phí giao dịch của 2 loại mô hình phục vụ này có sự chênh lệch tương đối. Nếu nhà đầu tư muốn tiết kiệm chi phí giao dịch có thể lựa chọn Kênh online.

Mở tài khoản trực tuyến HSC

Bước 2: Sau khi tạo tài khoản thành công, nhà đầu tư nhận được email hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ mở tài khoản chứng khoán. Bạn có thể mang chứng minh thư hoặc căn cước công dân đến chi nhánh giao dịch của HSC để hoàn tất thủ tục hoặc hoàn thiện hồ sơ từ xa.

Bên cạnh đó, mở tài khoản trực tuyến tại HSC hôm nay, nhà đầu tư sẽ nhận được 4 đặc quyền:

  • Ưu đãi phí giao dich.

  • Tư vấn và khuyến nghị mua bán chất lượng.

  • Báo cáo phân tích & nhận định thị trường cập nhật mới nhất.

  • Nâng cao kiến thức về chứng khoán với các khóa đào tạo chứng khoán trực tuyến.

Trên đây là những vấn đề nhà đầu tư cần quan tâm và các bước để đăng ký tài khoản chứng khoán tại HSC. Chúc bạn sẽ sớm chinh phục thị trường, đạt lãi đúng như kỳ vọng.