Thực hiện: Nguyễn Văn Quý - Bộ phận: Chiến lược thị trường PCD Research
Mặc dù số lượng cổ phiếu còn trụ lại được trên nền hỗ trợ ngắn hạn không còn nhiều nhưng áp lực bán ra trên thị trường vẫn khá dồn dập trong phiên hôm nay. Sau các biến đồng trồi sụt lên xuống liên tục thì kết phiên ở trạng thái giảm và dừng ở mức thấp nhất của phiên là điểm không mấy tích cực trên góc nhìn điểm số. Rất may thanh khoản hôm nay đã sụt khá nhanh cũng như mức mất điểm chưa tạo thêm đáy mới do đó có thể tạm coi là tín hiệu có sự cải thiện. Mặc dù áp lực bán và có sự đồng thuận giảm trên nhóm vốn hóa lớn tuy nhiên cú mất điểm hôm nay thực tế cũng đã là một nỗ lực khi bảo toàn được mức hỗ trợ mạnh 1000 điểm dù nguy cơ kiểm tra lại ngưỡng này trong các phiên tới vẫn có thể xảy ra. Tại thời điểm này, số đông thị trường dù đang đứng ngoài hay vẫn còn vị thế đều đang ngóng chờ vùng đáy để sớm kết thúc nhịp giảm này. Theo đó, khi lực bán và sự suy giảm của nhóm vốn hóa lớn chưa kết thúc thì sự siết lại của thanh khoản sẽ là yếu tố đầu tiên cần được chú ý đặc biệt. Chỉ khi thanh khoản bị cạn kiệt thì sự cân bằng mới sớm được thiết lập và các nhịp bán xuống mới sớm bị miễn nhiễm và kết thúc. Do đó, vị thế mua mới vẫn cần thêm sự kiên nhẫn trong hành động để tận dụng tốt quyền năng "mặc cả" của mình. Vị thế nắm giữ cổ phiếu đã qua điểm bán tốt nhất và được được đánh giá có nhiều cơ hội hơn trong chiều bán ra khi giá hồi mang tính kỹ thuật. Nên ưu tiên giảm tỷ trọng nhóm cổ phiếu yếu để bổ sung năng lực tài chính chờ thời cơ tạo đáy và hình thành xu hướng tăng giá mới.
Chú ý: BĐS (NVL, BCM, PDR, NLG), XD&VLXD (SZC), Hóa chất (DPR), Hàng cá nhân & gia dụng (GIL, VGG, MSH), Bán lẻ (MWG).
Cung và Cầu hồi phục đôi chút. Đây là vùng khá nhảy cảm khi cho thấy nhu Cầu nắm giữ cổ phiếu xuống thấp đồng nghĩa với số lượng nhà đầu tư đã thoát khỏi thị trường đang gia tăng. Điều này cũng thể hiện qua chỉ báo Cung cũng sụt giảm rất nhanh. Tiếc là 02 chỉ báo này vẫn tạo phân kỳ âm tức là mức sợ hãi chưa khiến nhóm nắm giữ cổ phiếu phải thoát vị thế bằng mọi giá trong khi Cầu thì quá yếu để lật ngược thế cờ, tạo đảo chiều cho chỉ số.
s
- Chỉ báo Giá trị Danh mục với nhóm dùng hoặc không dùng margin đang cho tín hiệu có thể xem xét dần đến khả năng gia tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu.
- Theo đó, nhóm không sử dụng margin được khuyến nghị mức nắm giữ cổ phiếu ở mức 37 % trên tổng tài sản.
- Đồng thời hệ thống cũng khuyến nghị tỷ lệ margin đang sử dụng hiện nên giữ ở mức 66% trên tổng sức mua tại HSC là 140%.
Tỷ lệ Margin trên hệ thống của HSC (trong TH các mã cho vay tối đa 50%)
|
Chỉ số thị trường giảm mạnh do đó cũng khiến các nhóm ngành phân bố tiêu cực. Đa phân nhóm cổ phiều đều tập trung tại vùng Suy yếu và Giảm mạnh. Ngay cả nhóm trụ là Ngân hàng, BĐS và Thực phẩm cũng không tranh khỏi thực trạng này. Để đảo ngược tình thế hiện tại thì vị thế của các nhóm trụ phải nhanh chóng tạo đáy và dịch chuyển trở lại các vùng có tín hiệu tích cực hơn như vùng Hồi phục hoặc Tăng mạnh.
TĂNG MẠNH Canh chốt lời
Nhóm cổ phiếu trong vùng Tăng mạnh thể hiện lợi thế hấp dẫn được dòng tiền ngắn hạn nhờ đó đà tăng giá được duy trì mạnh hơn so với thị trường chung. Thông thường các nhóm cổ phiếu trong vùng này sẽ có lợi thế dễ tăng giá cũng như giảm ít hơn khi thị trường chung điều chỉnh.
HỒI PHỤC Canh mua tích lũy
Vùng Hồi phục đại diện cho nhóm cổ phiếu vừa thoát ra khỏi nhịp giảm ngắn hạn và đang dần quay trở lại với các phiên hồi phục. Đây cũng có thể coi là nhóm tiềm năng nếu như có nền giá và dư địa dồi dào thì rất có thể trở thành nhóm thu hút mạnh được dòng tiền và tạo ra được đà tăng giá mạnh hơn trong giai đoạn kế tiếp.
Các nhóm trong vùng Suy yếu nên chú ý các ngưỡng hỗ trợ mạnh để thanh lọc lại danh mục.
GIẢM MẠNH Quan sát khả năng tạo đáy
Các nhóm ngành trong vùng này có thể sẽ là những nhóm đang chịu các áp lực điều chỉnh và cần tìm vùng hỗ trợ mới trước khi có thể hồi phục và tăng giá trở lại. Do đó đây cũng là khu vực tiềm năng cho các nhân tố đầu tư ứng cử cho nhịp sóng mới tiếp theo.