Dòng tiền Luân chuyển - 11.01.2021

Dòng tiền Luân chuyển - 11.01.2021

Ngày: 12/01/2021

dòng tiền luân chuyển

Thực hiện: Nguyễn Văn Quý - Bộ phận: Chiến lược thị trường PCD Research

LIỆU NÊN CÓ PHIÊN XẢ ÁP GIẢM NHIỆT CHO THỊ TRƯỜNG ?!

Dòng tiền luân chuyển đang đi dần đến những bước quan trọng khi điểm đến lớn nhất của sóng và cũng hiếm khi tăng mạnh đó chính là nhóm vốn hóa lớn. Lần lượt từ Ngân hàng với VCB của tuần trước thì tuần này VHM tỏa sáng và nếu như vòng quay này diễn ra trọn vẹn có lẽ ngành BĐS sẽ sớm gọi tên VIC và đương nhiên dẫn đầu ngành Thực phẩm cũng là vị trí tăng muộn nhất nhịp sóng chính là VNM. Ngoài sức hút đối với dòng tiền hiện tại trên thị trường mà còn có sự chú ý đến thì dòng tiền từ quỹ ngoại, các ETF khi mô phỏng chỉ số và thị trường Việt Nam cũng sẽ sớm phải có nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong danh mục để đáp ứng tiêu chí ưu tiên tỷ trọng lớn với nhóm vốn hóa dẫn đầu thị trường. Với tốc độ tăng giá hiện tại nhóm trụ, có lẽ "miếng bánh" để dành đã từng giúp thị trường "chống đói" trước các đợt rung lắc mạnh đang được sử dụng ngày càng nhiều và với tốc độ nhanh đáng kể. Nếu dư địa của nhóm vốn hóa lớn bị thu hẹp đồng nghĩa với việc sớm tiệm cận các mức cản mạnh thì hiệu ứng tiêu cực tác động lên chỉ số là hoàn toàn khó tránh khỏi. Kịch bản này càng đến nhanh và mạnh nếu sự điều chỉnh xảy ra đồng thuận trên các cổ phiếu trụ thay vì luân phiên đảo vị thế dẫn dắt, kịch bản này dù sao cũng sẽ tránh cho thị trường chịu áp lực điều chỉnh nguy hiểm hơn. Ngoài ra, tuần sau sẽ đến thời điểm đáo hạn phái sinh kỳ hạn Tháng 1/2021 trong khi mức basis đang chênh tới hơn 30 điểm hoàn toàn có thể dễ kích hoạt các biến động giao dịch ngược chiều từ phía thị trường phái sinh từ đó ảnh hưởng tới thị trường cơ sở. Mặc dù dòng tiền vẫn còn dư địa để luân chuyển tại các nhóm trụ nên các vị thế đang nắm giữ cổ phiếu sẽ chưa chịu áp lực Bán ngắn hạn. Tuy nhiên nhóm mở vị thế mới lúc này cần hạn chế giải ngân với tỷ trọng lớn trên tổng tài sản, đặc biệt là tránh sử dụng đòn bảy margin vào thời điểm nhạy cảm hiện nay.

     Chú ý: Thực phẩm (VNM, MCH, QNS, SBT, VHC), Tài nguyên cơ bản (HPG, HSG, KSB, NKG, POM ), Ngân hàng (VCB, CTG, TCB, VPB, ACB, MBB, HDB, SHB), Y tế (DHG, PME, IMP, TRA), BĐS (VIC, VHM, VRE, NVL, BCM, IDC, KBC, PDR, KDH, NLG, SIP), Hàng & Dịch vụ CN (ACV, VEA, REE, VSC, VTP), Điện nước (GAS, POW, PGV, PGS, HND), XD&VLXD (SZC, SNZ, VGC, PC1, HT1, CTR), Hóa chất (GVR, PHR, DCM, DPM, DPR, DGC), Hàng cá nhân & gia dụng (PNJ, VGT, TLG, TCM, GIL, STK, MSH), Dịch vụ tài chính (VCI, HCM, SSI, VND, E1VFVN30), Bán lẻ (MWG, DGW, FRT, PET), CNTT (FPT, CMG), Viễn thông (VGI, MFS, TTN), Ô tô (CSM, HAX), Du lịch giải trí (VJC, HVN, SCS, SAS), Bảo hiểm (BVH, BMI), Dầu khí (PLX, PVS, PVD, BSR).

  • Phái sinh lưỡng lự trước ngưỡng cản 1200 và đóng cửa không giữ được ở mức cao nhất phiên. Với diễn biến này chỉ số đang tiệm cận dần với vùng cản mạnh có thể gây áp lực trở lại. Cụ thể mức kháng cự mục tiêu trong phiên tới sẽ tập trung tại 1200 và mạnh tại 1205. Ở chiều ngược lại hỗ trợ sẽ phát huy tác dụng tại vùng 1190 , 1185 và mạnh tại 1170. Hiện đây cùng là điểm đảo chiều pivot point do đó khi chỉ số vẫn nằm trên vùng 1170 thì vị thế Long vẫn là vị thế giao dịch chủ đảo trong ngắn hạn.
  • Chứng quyền phủ khắp 1 sắc xanh với thanh khoản và GTGD lập đỉnh cao mới với gần 140 tỷ được trao tay trên thị trường. NĐT nước ngoài gia tăng bán ròng. Đáng chú ý là nhóm CW  HPG, KDH & VHM bị bán khá mạnh. Biến động IV tiếp tục giă tăng lên vùng rủi ro hơn 85%., vẫn nằm ngoài vùng giao động an toàn. Tiếp tục nắm giữ nhóm CW hiện tại, quan sát. 

  • Bên mua (Cầm tiền): Kiên nhẫn tận dụng nhịp chỉnh chờ giá về vùng hỗ trợ mạnh mới xem xét tích lũy dần. Đặc biệt chú ý các cổ phiếu đang thiết lập được nền giá với dư địa & reward/risk tốt. Tham chiếu đến diễn biến bán tại nhóm vốn hóa lớn để tính toán điểm xuất hiện và kết thúc đợt điều chỉnh.
  • Bên bán (Cầm cổ phiếu): Lọc các nhóm cổ phiếu quá yếu tận dụng các phiên hồi kỹ thuật để hạ bớt tỷ trọng. Những cổ phiếu có phản ứng tốt tại các ngưỡng hỗ trợ mạnh (MA20, đỉnh/đáy quá khứ), giá giảm nhưng với thanh khoản thấp thì nên giữ.

Cung & Cầu hạ nhiệt nhưng vẫn ở vị thế cao cùng với trạng thái phân kỳ âm chưa thay đổi. Điều này hàm ý tâm lý găm giữ kỳ vọng chốt lời ở giá cao vẫn đang được nuỗi dưỡng. Trong phiên hôm nay, chỉ báo Đà lan tỏa của nhóm vốn hóa lớn một lần nữa cho thấy nhóm này đang hút cầu tốt, giá được đẩy lên nhanh do đó cũng tác động tích cực lên chí số thị trường.

s

PHÂN BỔ TỶ TRỌNG THEO BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

- Chỉ báo Giá trị Danh mục với nhóm dùng hoặc không dùng margin đang chờ tín hiệu xác nhận tạo đáy mới xem xét đưa ra khuyến nghị nâng dần tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu.

 

 

- Theo đó, nhóm không sử dụng margin được khuyến nghị mức nắm giữ cổ phiếu ở mức 3 % trên tổng tài sản.

- Đồng thời hệ thống cũng khuyến nghị tỷ lệ margin đang sử dụng hiện nên giữ ở mức 7.5% trên tổng sức mua tại HSC là 140%.

Tỷ lệ Margin trên hệ thống của HSC (trong TH các mã cho vay tối đa 50%)

  • Tỷ lệ Margin = 0: Nhà đầu tư chưa dùng đến vay nợ
  • Tỷ lệ Margin 0 - 140: Trạng thái bình thường
  • Tỷ lệ Margin > 140: Margin Call

XU HƯỚNG NGÀNH

Các nhóm cổ phiếu trụ dịch chuyển mạnh vào vùng tăng mạnh tạo ra hiệu ứng kéo chỉ số thị trường tích cực. Bối cảnh này phần nào tạo lợi thế cho các vị thế đã có sẵn cổ phiếu nhưng vị thế mua mới nên cẩn trọng khi hiện tượng phân hóa và thoái trào xuất hiện trở lại đặc biệt là tại nhóm vốn hóa lớn. Khi đó cục diện thị trường sẽ nhanh chóng thay đổi đồng thời sẽ làm giảm mạnh xác suất đầu tư thành công trong ngắn hạn.

TĂNG MẠNH Canh chốt lời

Nhóm cổ phiếu trong vùng Tăng mạnh thể hiện lợi thế hấp dẫn được dòng tiền ngắn hạn nhờ đó đà tăng giá được duy trì mạnh hơn so với thị trường chung. Thông thường các nhóm cổ phiếu trong vùng này sẽ có lợi thế dễ tăng giá cũng như giảm ít hơn khi thị trường chung điều chỉnh.

HỒI PHỤC Canh mua tích lũy

Vùng Hồi phục đại diện cho nhóm cổ phiếu vừa thoát ra khỏi nhịp giảm ngắn hạn và đang dần quay trở lại với các phiên hồi phục. Đây cũng có thể coi là nhóm tiềm năng nếu như có nền giá và dư địa dồi dào thì rất có thể trở thành nhóm thu hút mạnh được dòng tiền và tạo ra được đà tăng giá mạnh hơn trong giai đoạn kế tiếp. 

SUY YẾU Canh bán cơ cấu

Các nhóm trong vùng Suy yếu nên chú ý các ngưỡng hỗ trợ mạnh để thanh lọc lại danh mục.

GIẢM MẠNH Quan sát khả năng tạo đáy

Các nhóm ngành trong vùng này có thể sẽ là những nhóm đang chịu các áp lực điều chỉnh và cần tìm vùng hỗ trợ mới trước khi có thể hồi phục và tăng giá trở lại. Do đó đây cũng là khu vực tiềm năng cho các nhân tố đầu tư ứng cử cho nhịp sóng mới tiếp theo.