Thực hiện: Nguyễn Văn Quý - Bộ phận: Chiến lược thị trường PCD Research
Các trung tâm kinh tế trên cả nước đang dần được nới lỏng giãn cách và tiến tới trạng thái bình thường mới. Đây là những chuyển biến có thể cảm nhận thấy từng ngày trong cuộc sống của người dân và nền kinh tế. Một sự khởi động được kỳ vọng đưa các hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế trở lại với mạch tăng trưởng hoặc ít nhất là hồi phục từ đáy Quý 3 này. Thị trường chứng khoán cho tới phiên hôm nay đã tích lũy và đi ngang trong hơn 01 tháng qua có thể được coi như những động thái phản ánh và hấp thụ nhưng diễn biến bi quan và thận trọng của nhà đầu tư về diễn biến của dịch bệnh và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế. Cho tới phiên hôm nay biên độ giao động của thị trường là rất hẹp, sức nén này có lẽ sẽ sớm tạo ra sự thay đổi phá vỡ thế cân bằng hiện tại. Điều đáng chú ý là xu thế mới sẽ đi theo kịch bản tích cực hay tiêu cực. Dựa trên những chỉ báo định lượng ngắn hạn, mức độ rủi ro khiến thị trường điều chỉnh sâu không được đánh giá nguy hiểm, một phần do động thái đi ngang vừa qua cũng đã giúp hấp thụ tốt lực cung đồng thời tạo được một nền giá tương đối cứng. Tuy nhiên điểm yếu hiện đang nằm ở sự suy yếu rõ rệt của lực cầu, thể hiện qua thanh khoản sụt giảm mạnh do nhà đầu tư dường như chưa tìm được động lực để giao dịch mạnh tại vùng giá hiện tại. Như vậy, kịch bản hồi phục vẫn có được tỷ lệ xác suất nhỉnh hơn so với giảm mạnh và nếu có một nhịp giảm sắp tới cũng sẽ được đánh giá sự điều chỉnh diễn ra tương đối nhanh và không quá sâu do tổng Cung tiềm năng đã hạ về mức thấp đáng kể. Như vậy, khi mọi kịch bản đều chưa có dấu hiệu khởi phát thì các giao dịch ngắn hạn cũng nên hạn chế mở thêm các vị thế mới vì xác suất đầu tư thành công được thống kê trong bối cảnh hiện tại cho thấy mức lợi nhuận bù rủi ro là kém hấp dẫn.
Chú ý: Bán lẻ (MWG, DGW, FRT), CNTT (FPT, CMG), BĐS (IDC, KBC, IJC), Ngân hàng (VCB, TPB, VPB, TCB, OCB), Điện nước Xăng dầu (PGV, BWE, HND, GEG), Thực phẩm (VNM, MSN, MCH, MML, QNS), Hàng & Dịch vụ CN (ACV, REE, GEX, GMD, SGP, DVP, TCL, ILB), Tài nguyên cơ bản (HPG, HSG, TVN, POM), XD&VLXD (VCS, VGC, HT1, DPG, CTR, PC1), Hóa chất (DGC, PLC, DPR), Viễn thông (VGI, TTN, MFS, FOX), Bảo hiểm (MIG, PVI, BMI), Chứng khoán (SSI, VND, VCI, HCM, SHS), Hàng cá nhân & Gia dụng (MSH, TLG, STK, TNG).
Kịch bản Long: Giá điều chỉnh về hỗ trợ Pivot 1445 . Điểm vào lệnh: 1445. Mục tiêu: 1463. Cắt lỗ <1440.
Kịch bản Short: Khi giá chạm kháng cự mạnh 1455 . Điểm vào lệnh: 1453. Mục tiêu: 1437. Cắt lỗ: >146.
- Dòng tiền có sử lan tỏa tốn hơn hôm qua, sự cải thiện tập trung vào nhóm vốn hóa lớn và vừa trong đó nhóm vốn hóa vừa lan tỏa mạnh nhất
- Trong cả 03 nhóm thì hiện tại mức lan tỏa duy nhất tại nhóm vốn hóa lớn đang vượt qua mức 50% cho thấy độ phủ dòng tiền trên thị trường có biểu hiện hướng trở lại nhóm vốn hóa vừa.
THỐNG KÊ XÁC SUẤT ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
- Hiện tại chỉ báo đường Cầu (01 tuần) băt đầu đi ngang, giữ ở mức 11% trên mức Quá mua hệ thống (40%) cho thấy bên Mua băt đầu tiệm cận vùng cạn kiệt, bên Bán vì vậy sẽ bị thiếu lực đỡ do đó sẽ phải chủ động hơn nếu đang cần cơ cấu giảm cổ phiếu yếu kém.
- Lực Cung (01 tháng) tiếp tục giảm hướng về mức 17%, dù giảm nhưng vẫn còn khá xa vùng Quá Bán (10%) vì vậy chưa xuất hiện sự rũ bỏ ở phía lực Cung do đó cơ hội mua mới tiếp tục quan sát thêm.
- Cả 02 chỉ báo đường Cầu & Cung phân kỳ âm trong trạng thái Cung cao hơn Cầu. Theo đó, bên Bán vẫn đang là bên dẫn dắt xu thế thị trường ngắn hạn và lượng Cung tiềm năng vẫn đang được treo ở vùng giá Cao, chờ cơ hội để thoát vị thế.
- Tâm lý thị trường chuyển biến ngày càng yếu và theo hướng thận trọng nhưng đằng sau đó là sự tiệm cận ngày càng gần vùng cạn kiệt của lực Cung tiềm năng trong ngắn hạn, nơi xác suất hồi phục và tạo đáy của thị trường sẽ cải thiện. Chiến lược Mua tiếp tục theo hướng kiên nhẫn canh các nhịp điều chỉnh và tránh mua đuổi. Bên Bán cần chủ động hơn trong cơ cấu hạ tỷ trọng với nhóm cổ phiếu yếu kém trong danh mục và nên tận dụng trong các nhịp hồi kỹ thuật.
Thông qua sự dịch chuyển của các nhóm ngành có thể thấy khẩu vị hiện tại của thị trường vẫn đang xoay quanh nhóm vốn hóa vừa và nhỏ thuộc các ngành Thực phẩm, Tài nguyên, XD&VLXD, Bảo hiểm. VNM tiếp tục dẫn dắt nhóm ngành trụ là Thực phẩm vận động trong vùng Hồi phuc điều đó cho thấy VNM vẫn được coi là trọng số chính nâng đỡ thị trường vào thời điểm này. Chuyển biến tại BĐS (VIC, VHM) và Ngân hàng (VCB) vẫn còn kém và cũng thể hiện đây là nhóm tạo ra sức nặng đáng kể lên chỉ số thị trường. Đương nhiên nếu kỳ vọng vào sự cải thiện của chỉ số, chính các nhóm trên cũng sẽ phải có chuyển biến tích cực.
TĂNG MẠNH Canh chốt lời
Nhóm cổ phiếu trong vùng Tăng mạnh thể hiện lợi thế hấp dẫn được dòng tiền ngắn hạn nhờ đó đà tăng giá được duy trì mạnh hơn so với thị trường chung. Thông thường các nhóm cổ phiếu trong vùng này sẽ có lợi thế dễ tăng giá cũng như giảm ít hơn khi thị trường chung điều chỉnh.
HỒI PHỤC Canh mua tích lũy
Vùng Hồi phục đại diện cho nhóm cổ phiếu vừa thoát ra khỏi nhịp giảm ngắn hạn và đang dần quay trở lại với các phiên hồi phục. Đây cũng có thể coi là nhóm tiềm năng nếu như có nền giá và dư địa dồi dào thì rất có thể trở thành nhóm thu hút mạnh được dòng tiền và tạo ra được đà tăng giá mạnh hơn trong giai đoạn kế tiếp. Đây sẽ là bài kiểm tra rất quan trọng đối với tất cả các ngành đang trong vùng Suy yếu.
Các nhóm trong vùng Suy yếu nên chú ý các ngưỡng hỗ trợ mạnh để thanh lọc lại danh mục.
GIẢM MẠNH Quan sát khả năng tạo đáy
Các nhóm ngành trong vùng này có thể sẽ là những nhóm đang chịu các áp lực điều chỉnh và cần tìm vùng hỗ trợ mới trước khi có thể hồi phục và tăng giá trở lại. Do đó đây cũng là khu vực tiềm năng cho các nhân tố đầu tư ứng cử cho nhịp sóng mới tiếp theo.